Tiêm filler nhiều có sao không? Cần lưu ý những gì?

Filler có thể tiêm nhiều lần để duy trì hiệu quả thẩm mỹ. Tuy nhiên, liều lượng filler cần ở trong ngưỡng an toàn để không gây ra biến chứng thẩm mỹ. Tiêm filler nhiều có sao không sẽ còn tùy thuộc vào mỗi trường hợp. Nếu lạm dụng filler có thể dẫn đến biến dạng mặt, chèn mạch và hoại tử da gây sẹo xấu. Do đó, bạn chỉ nên tiêm filler theo chỉ định và giám sát từ các chuyên gia.

Tiêm filler để làm gì?

Filler là những chất có khả năng làm đầy mô da một cách tự nhiên. Thành phần của filler chủ yếu là HA gel và nước. Chính vì thế, filler được FDA chấp thuận sử dụng vào các mục đích làm đẹp. Filler cũng được nhập khẩu và lưu hành theo đúng quy định tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tiêm filler là một trong những dịch vụ thẩm mỹ được lựa chọn nhiều nhất bởi khách hàng. Bởi filler không chỉ cho hiệu quả tức thì mà còn đảm bảo mang lại sự thay đổi tự nhiên. Filler phù hợp với cả nam và nữ giới từ 18 tuổi trở lên. Filler cũng có thể sử dụng với nhiều các mục đích khác nhau.

Một vài ứng dụng tiêm filler được nhắc đến nhiều nhất gồm:

  • Tiêm filler xóa nhăn, căng bóng và trẻ hóa da mặt/ cổ/ tay;
  • Tiêm filler làm đầy (làm đầy thái dương, làm đầy mặt má);
  • Tiêm filler tạo hình (tiêm filler môi, tiêm filler mũi, tiêm tai phật, tiêm filler cằm)…

Tiêm filler nhiều có sao không? Cần lưu ý những gì?

Tính đến thời điểm hiện tại, tiêm filler là phương pháp làm đẹp nội khoa được chỉ định nhiều nhất. Tại Việt Nam, quý khách hàng có thể tới các cơ sở y tế chuyên khoa gồm các bệnh viện, phòng khám da liễu thẩm mỹ hoặc thẩm mỹ viện để được tư vấn và thực hiện tiêm chất làm đầy filler.

Tiêm filler nhiều có sao không? 

Để biết tiêm filler nhiều có sao không thì chúng ta cần hiểu bản chất của filler. Bản chất của filler là chất có khả năng tăng thể tích tự nhiên để giúp làm đầy mô da hoặc mô mỡ. Filler có thành phần sinh học HA, là một chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể. HA trong filler có tuổi thọ ngắn và sẽ bị phân rã từ từ sau khi tiêm, được cơ thể đào thải ra bên ngoài một cách tự nhiên.

Chính vì thế, nếu muốn duy trì hiệu quả làm đẹp của filler thì chúng ta sẽ cần tiêm filler nhiều lần. Thường thì filler sẽ được tiêm bổ sung sau khoảng 9-12 tháng hoặc theo chỉ định của bác sĩ thẩm mỹ nội khoa. Quy trình tiêm filler bổ sung sẽ tương tự như tiêm filler lần đầu và đều cần đảm bảo các vấn đề về mặt an toàn.

Tiêm filler nhiều có sao không? Nếu filler được thực hiện với khoảng cách an toàn thì sẽ không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, có khá nhiều khách hàng đang có sự lạm dụng filler và điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy cùng với Dr.thaiha tìm hiểu về các biến chứng có thể xảy ra khi tiêm filler nhiều để phòng tránh một cách hiệu quả nhất.

Cảnh báo nguy hiểm khi lạm dụng filler

Tiêm filler nhiều có sao không? Bác sĩ đưa ra cảnh báo nguy hiểm khi bạn tiêm filler quá nhiều. Bao gồm các tình huống sau:

  • Tiêm filler nhiều lần trong khoảng thời gian ngắn. Ví dụ như tiêm filler hàng tuần hoặc hàng tháng. Tiêm filler khi lượng filler cũ mới chỉ tan được một chút ít,
  • Tiêm filler với lượng quá nhiều trong một lần tiêm. Ví dụ như thay vì tiêm 1cc filler cho môi nhưng bạn lại được tiêm tới 4cc filler, vượt ngưỡng an toàn.

Bác sĩ chuyên khoa xem đây là tình trạng lạm dụng filler. Các biến chứng thẩm mỹ có thể xảy ra sau đó gồm:

Biến dạng vùng tiêm filler

Tiêm filler nhiều có sao không? Khi bạn liên tục bổ sung filler mà không cân đối liều lượng sẽ khiến mô da bị làm đầy quá mức. Lúc này, vùng tiêm filler sẽ bị làm căng một cách bất thường, giống như một trái bóng đầy hơi. Tình trạng biến dạng filler có thể xảy ra do chất làm đầy bị tràn, bị xê dịch hoặc do chính kỹ thuật tiêm filler không chuẩn do người tiêm không thể điều chỉnh filler đồng đều.

Các vùng tiêm filler dễ bị biến dạng nhất là tiêm filler nâng mũi, tiêm filler cằm, tiêm filler môi và vùng mặt má… Khi biến dạng xảy ra sẽ khiến cho mặt méo mó, ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ.

Tiêm filler nhiều có sao không? Cần lưu ý những gì?

Chèn mạch máu gây tổn thương da

Tiêm filler nhiều có sao không? Nếu lượng filler được sử dụng vượt ngưỡng an toàn có thể ảnh hưởng đến mạch máu. Tình trạng tắc mạch do filler chèn ép bên ngoài các mách máu sẽ xuất hiện. Ngay lập tức, vùng tiêm filler sẽ có dấu hiệu sưng, đau, bầm tím… 

Nếu tình trạng chèn mạch này không được xử lý sớm sẽ gây tắc mạch và làm cho toàn bộ vùng da đó bị hoại tử mô. Một số trường hợp tắc mạch máu còn ảnh hưởng đến thị lực hoặc gây tắc mạch máu não làm ảnh hưởng đến tính mạng.

Ngoài ra, nếu bạn được tiêm nhiều filler nhưng sử dụng filler kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng thì còn có thể dẫn đến việc bị dị ứng, nhiễm trùng hoặc vón cục filler. Không dừng lại ở đó, lạm dụng filler sẽ khiến cho bạn phải tiêu tốn thêm nhiều tiền bạc và thời gian để xử lý các biến chứng thẩm mỹ.

Tiêm bao nhiêu cc filler là an toàn?

Tiêm filler nhiều có sao không? Các bác sĩ chuyên khoa nhấn mạnh là có thể tiêm filler nhiều lần, ở cùng một vị trí tiêm. Tuy nhiên, cần có một kế hoạch làm đẹp phù hợp để không gây tác dụng phụ và biến chứng thẩm mỹ. Và mọi người tuyệt đối không được lạm dụng filler.

Tiêm bao nhiêu cc filler sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng thực tế. Ở mỗi vùng điều trị khác nhau sẽ có một ngưỡng filler an toàn. Bác sĩ chuyên khoa sẽ cân đối liều lượng filler sau khi đã thăm khám và chỉ tiêm lượng chất làm đầy vừa phải.

  • Tiêm filler mũi từ 0.5 – 1.5cc/ liệu trình.
  • Tiêm filler môi từ 0.5 – 1.5cc/ liệu trình.
  • Tiêm filler thái dương không vượt quá 4cc/ liệu trình/ bên.
  • Tiêm filler mặt má từ 1 – 4cc/ liệu trình/ bên.
  • Tiêm filler độn cằm không quá 3cc/ liệu trình.
  • Tiêm filler rãnh cười từ 0.5 – 1.5cc/ liệu trình/ bên…

Chú ý, liều lượng filler ở các liệu trình có thể có sự thay đổi. Bác sĩ thường sẽ tiêm lượng nhỏ filler sau đó sẽ bổ sung từ từ để cho hiệu quả thẩm mỹ cao nhất và đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ở liệu trình tiêm filler đầu tiên sẽ cần tiêm nhiều hơn sao với các liệu trình bổ sung filler để duy trì hiệu quả.

Những điều cần lưu ý khi tiêm chất làm đầy filler

Như vậy là Dr.thaiha đã giúp bạn biết được tiêm filler nhiều có sao không và liều lượng filler an toàn cho mỗi vùng da. Tiếp theo sẽ là một số những vấn đề cần lưu ý để giúp bạn có thể làm đẹp an toàn và hiệu quả với chất làm đầy filler.

Tiêm filler nhiều có sao không? Cần lưu ý những gì?

Thứ nhất: Chỉ tiêm filler theo chỉ định của bác sĩ và nhất định phải thực hiện tại nhưng cơ sở y tế được cấp phép, có đầy đủ các điều kiện an toàn như bác sĩ có tay nghề cao, cơ sở vật chất hiện đại và quy trình thẩm mỹ đảm bảo an toàn.

Thứ hai: Không sử dụng rượu bia trước khi tiêm chất làm đầy filler. Thời gian hạn chế là 3-5 ngày trước tiêm filler và cho khi filler ổn định hoàn toàn. Nếu nghiệm bia rượu thì bác sĩ có thể từ chối tiêm filler.

Thứ ba: Nhất định phải sử dụng filler có chất lượng tốt. Bao gồm các tiêu chuẩn FDA và sản phẩm được cấp phép nhập khẩu, lưu hành công khai. Tốt nhất bạn nên check kỹ thông tin về filler để tránh sử dụng hàng nhái giả, hết hạn sử dụng.

Thứ tư: Luôn đảm bảo quy trình tiêm filler thực hiện với các điều kiện vô khuẩn và vô trùng. Dụng cụ kim tiêm nano sẽ giúp hạn chế tổn thương da. Thủ thuật cần được thực hiện ở phòng dịch vụ vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.

Thứ năm: Sau khi tiêm filler bạn nên dành ít nhất 24h đồng hồ để nghỉ ngơi. Tránh tác động mạnh lên trên da để không làm cho filler bị tràn. Luôn luôn giữ sạch da để vi khuẩn không có cơ hội tấn công và gây viêm nhiễm.

Thứ sáu: Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà của bác sĩ để giúp filler ổn định sớm và vào form chuẩn nhất. Nếu có hiện tượng sưng đau bất thường, lập tức thông báo với người có chuyên môn và chủ động thăm khám để tìm nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp nhất.

Dr.thaiha sẽ giúp bạn biết tiêm filler nhiều có sao không và xây dựng liệu trình filler phù hợp cho riêng bạn. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ tiêm chất làm đầy filler, hãy liên hệ ngay với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà của chúng tôi để nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia đầu ngành thẩm mỹ nội khoa. Chúc bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và tự tin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *