Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?

Nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ sau sinh đang là rất cao. Bởi lẽ, sau sinh em bé thì chị em phải đối mặt với nhiều vấn đề về da như khô da, sạm da và các nếp nhăn. Câu hỏi được đặt ra là phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không, tiêm có sao không? Dr.thaiha sẽ giúp bạn có câu trả lời chuẩn xác và những lựa chọn đúng đắn nhất. Cùng nhau tìm hiểu ngay nhé.

Filler và những ứng dụng nổi bật

Filler là sản phẩm có khả năng tăng thể tích một cách tự nhiên. Do đó, filler có thể giúp làm đầy mô da. Chính vì vậy mà filler còn có tên gọi khác là chất làm đầy.

Từ rất lâu, filler đã được cấp phép sử dụng để làm đẹp da. Phương pháp làm đẹp sử dụng kim tiêm để đưa chất làm đầy filler vào vùng điều trị đích. Mục đích là để cải thiện các dấu hiệu lão hóa và tạo đường nét cho gương mặt một cách tự nhiên nhất.

Hiện nay các sản phẩm filler tạm thời với thành phần HA đang được khai thác một cách triệt để. Ứng dụng của chất làm đầy filler nổi bật nhất gồm:

  • Làm đầy hõm má, hõm trán, hốc mắt
  • Xóa rãnh nhăn sâu trên mọi vùng gương mặt
  • Điều trị chỉnh hình gương mặt, lõm thái dương
  • Tạo dáng gương mặt thon gọn, thanh thoát.
  • Xóa rãnh, mũi, má và khóe cười…

Phương pháp tiêm filler phù hợp cho người đủ 18 tuổi và không phân biệt giới tính. Đặc biệt hơn là tiêm filler rất nhẹ nhàng, không gây xâm lấn da nhiều và không cần sử dụng thuốc gây mê. Nhờ đó mà tiêm filler ngày càng được khách hàng ưa chuộng, trở thành phương pháp thẩm mỹ nội khoa hot nhất tại nhiều quốc gia. Trong đó tại thị trường Việt Nam thì filler đang tạo ra cơn sốt trong giới trẻ.

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?

Sau sinh, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày một nhiều hơn. Và phương pháp tiêm filler trẻ hóa da được chị em quan tâm hơn hẳn. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu rằng đang cho con bú có tiêm filler được không và đang cho con bú tiêm filler có sao không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ có thai và đang cho con bú là đối tượng bị CHỐNG CHỈ ĐỊNH TIÊM FILLER. Và tại các cơ sở y tế chuyên khoa, các bác sĩ sẽ tư chối tiêm filler cho những đối tượng “nhạy cảm” này để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tương tự, khi đang cho con bú sữa mẹ thì sẽ không được tiêm botox, meso hay thực hiện các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ.

Filler có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ cho con bú tiêm filler được không? Cho đến thời điểm hiện tại thì chưa có nghiên cứu nào chứng minh filler ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi (gây quái thai hoặc dị tật). Tuy nhiên, quá trình tiêm filler sẽ ảnh hưởng gián tiếp đến thai kỳ của chị em. Chính vì thế, tiêm filler sẽ chống chỉ định cho phụ nữ sau sinh.

Lý do được đưa ra như sau:

  • Khi tiêm filler sẽ cần sử dụng kháng sinh và kháng viêm hoặc giảm đau. Thành phần của thuốc sẽ có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Trong trường hợp có biến chứng thẩm mỹ xảy ra thì sẽ phải điều trị kháng sinh liều cao. Nguy cơ gây dị tật bẩm sinh hoặc quái thai sẽ là rất cao.

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không

Sau khi sinh nở xong, chị em phụ nữ cũng chưa được thực hiện tiêm filler ngay lập tức. Bởi quá trình tiêm filler sẽ gián tiếp gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.

Các nguy cơ có thể xảy ra là ít sữa, mất sữa. Ngay cả khi có sữa thì chúng ta cũng không thể sử dụng sữa để nuôi trẻ do việc phải dùng kháng sinh sau khi tiêm filler. Vậy nên, quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ bằng sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?

Ngoài ra, tâm lý do sợ đang cho con bú có tiêm filler được không, đang cho con bú tiêm filler có sao không cũng sẽ ảnh hưởng đến các thai phụ. Việc lo âu căng thẳng quá mức cũng trực tiếp làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Nguy cơ bị tắc sữa hoặc mất sữa hoàn toàn có thể xảy ra nếu như các thai phụ quá stress.

Sau sinh bao lâu có thể tiêm filler

Sẽ có hai trường hợp xảy ra là có thể tiêm filler ngay sau khi hoặc phải đợi một thời gian và tiêm theo chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp có thể tiêm filler ngay sau vài tuần sinh nở là những chị em không nuôi con bằng sữa mẹ mà sử dụng sữa công thức để thay thế. Khi này, chỉ cần đợi sức khỏe ổn định hoàn toàn là có thể tiêm filler theo chỉ dẫn y khoa.

Trường hợp tiếp theo là nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn (bú trực tiếp hoặc vắt sữa bú bình) thì không được tiêm filler. Bác sĩ sẽ xem xét và lên kế hoạch điều trị filler sau khi sinh nở được từ 6 tháng. 

Ngoài ra, cũng cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế để quyết định thời điểm tiêm filler phù hợp. Ví dụ như sức khỏe của chị em có tốt hay không, có bị kích ứng với filler hay không, da có nhiễm trùng hay không. Cần xem xét thêm về mục đích tiêm filler là gì để biết có phù hợp để tiêm hay không.

Đang cho con bú tiêm filler có sao không?

Như vậy là chúng ta đã biết đang cho con bú có tiêm filler được không? Trong trường hợp chị em vẫn cố tình tiêm filler khi đang nuôi con bằng sữa mẹ thì các nguy cơ có thể xảy ra gồm:

  • Chất lượng sữa bị giảm sút. Có thể bị ít sữa hoặc mất sữa hoàn toàn làm ảnh hưởng đến quá trình nuôi trẻ. Gây áp lực về mặt tâm lý và kinh tế.
  • Có thể đối mặt với các tác dụng phụ như sưng đau, bầm tím da kéo dài, dị ứng khi tiêm filler lúc đang nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, hoại tử da, tổn thương mạch máu, tổn thương dây thần kinh.
  • Đối mặt với nguy cơ biến dạng mặt nếu như không đảm bảo an toàn khi tiêm filler trong giai đoạn nuôi con nhỏ…

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm filler được không?

Lưu ý an toàn khi tiêm filler

Có khá nhiều chị em phụ nữ dù đã biết được đang cho con bú có tiêm filler được không nhưng vẫn muốn thực hiện. Trong trường hợp tiêm filler khi cho con bú, các mẹ bỉm cần lưu ý những vấn đề an toàn sau:

  • Hãy thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa và nói rõ mong muốn, nhu cầu của bản thân để có được chỉ định làm đẹp hoặc tiêm filler an toàn nhất.
  • Chỉ sử dụng những sản phẩm filler được bác sĩ chỉ định. Thường đó sẽ là filler tạm thời với thành phần HA lành tính, dễ được cơ thể đáp ứng.
  • Chỉ sử dụng nguồn gốc và xuất xứ của filler rõ ràng, cũng như hạn sử dụng. Dụng cụ tiêm filler do hãng sản xuất và được vô trùng.
  • Chỉ tiêm filler với liều lượng nhỏ. Tránh sự lạm dụng bởi khi tiêm quá nhiều filler sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Kiểm tra xem chất làm đầy (filler) sử dụng có nằm trong danh sách đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế chưa. Và check thông tin đó có phải là hàng chính hãng không.
  • Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm tiêm filler và xử lý biến chứng filler.
  • Sau khi thực hiện cần bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể bằng các loại thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất từ rau xanh, trái cây để giúp da phục hồi tốt…

Làm đẹp bằng filler đang rất hot và được khách hàng lựa chọn thường xuyên. Nhưng không vì thế mà chúng ta tiêm filler một cách vô tội vạ. Ngay lúc này, nếu bạn đang phân vân đang cho con bú có tiêm filler được không, hãy liên hệ với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà để được tư vấn và có được liệu trình phù hợp cho riêng mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *