Biến chứng tiêm filler má đang xuất hiện ngày một nhiều hơn, khiến cho khách hàng không khỏi lo lắng. Điểm chung của các ca biến chứng là đều sử dụng filler giá rẻ và các dịch vụ filler không được cấp phép. Đặc biệt có những ca tự tiêm filler tại nhà gặp biến chứng gây mù lòa và đột quỵ.
Bạn đang đọc: Biến chứng tiêm filler má được chuyên gia cảnh báo
Contents
Tiêm má là phương pháp gì?
Tiêm má là phương pháp sử dụng kim tiêm để đưa filler vào nhằm làm đầy vùng mặt má. Trong quá trình tiêm má, bác sĩ sẽ không sử dụng dao kéo nên hạn chế tối đa tổn thương da. Chất làm đầy filler sẽ làm tăng thể tích mô da tự nhiên để từ đó làm cho má tròn đầy hơn, mặt không còn gầy gò, tiều tụy.
Phương pháp tiêm filler má đang rất thịnh hành. Là chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong các trường hợp sau:
- Người đủ 18 trở lên là có đủ điều kiện sức khỏe để làm đẹp với filler.
- Tiêm má phù hợp với người gặp tình trạng má lõm, gò má cao.
- Tiêm filler má khắc phục tình trạng mặt gầy gò, tiều tụy.
- Tiêm filler má để giúp cải thiện hóp má sau khi niềng răng hoặc giảm cân đột ngột.
- Phù hợp với người muốn tạo hình má baby không sử dụng dao kéo…
Đặc biệt, tiêm filler là là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn làm đẹp cấp tốc. Bởi filler cho hiệu quả ngày sau khi hoàn thành thủ thuật. Hạn chế chảy máu, hạn chế sưng đau, hạn chế bầm tím và không yêu cầu nghỉ dưỡng nhiều như khi phẫu thuật tạo hình má. Phương pháp làm đẹp này đang được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn.
Biến chứng tiêm filler má xảy ra khi nào?
Tuy được xếp vào danh sách các dịch vụ làm đẹp an toàn, nhưng vẫn có những ca tiêm filler má gặp biến chứng. Biến chứng tiêm filler má thường xảy ra trong các trường hợp sau:
- Tự ý tiêm filler tại nhà mà không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Tiêm filler ở những cơ sở làm đẹp không chuyên, không được cấp phép theo quy định.
- Biến chứng tiêm filler má do sử dụng chất làm đầy có chất lượng kém, không có nguồn gốc rõ ràng.
- Tiêm filler má không an toàn do sử dụng quá nhiều filler cho một lần điều trị, lạm dụng filler.
- Không đảm bảo các yếu tố vô khuẩn, vô trùng khi tiêm filler vào vùng mặt má.
- Tiêm filler má không đúng kỹ thuật. Thường do người tiêm filler không được đào tạo một cách bài bản, không có kinh nghiệm.
- Một số các vấn đề sức khỏe cũng ảnh hưởng đến kết quả tiêm filler má như: bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp, nhiễm trùng da…
Biến chứng tiêm filler má nguy hiểm gồm những gì?
Sở dĩ được gọi là biến chứng tiêm filler má là do các dấu hiệu bất thường sau khi tiêm filler có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Một số trường hợp gặp biến chứng nặng do không được điều trị sớm gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ca tiêm filler không an toàn có thể gây ra các biến chứng sau:
Biến chứng tức thì sau khi tiêm filler má
Biến chứng tiêm filler má xảy ra sớm, ngay sau khi tiêm chất làm đầy thường ít nguy hiểm nhưng lại rất phổ biến. Nguyên nhân thường do là cơ thể chưa thích nghi, chưa đáp ứng hoàn toàn với chất làm đầy filler. Lúc này, vùng mặt má sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Sưng/ phù nề và bầm tím
- Đau nhẹ đến trung bình tại vùng tiêm
- Xuất hiện ban đỏ và ngứa ngáy mặt
- Mặt có dấu hiệu căng cứng hoặc bất đối xứng
- Viêm nhiễm do tái hoạt herpes
Các biến chứng tiêm filler má sớm này thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống. Thông thường sẽ tự thuyên giảm sau khi filler ổn định và cơ thể đáp ứng hoàn toàn với chất làm đầy filler. Tuy nhiên, cũng có một số các dấu hiệu bất thường không tự thoái tiến mà sẽ nặng hơn theo thời gian. Do đó, cần theo dõi các biến chứng tức thì và có giải pháp điều trị hiệu quả.
Tìm hiểu thêm: Có nên tiêm filler mũi không? Địa chỉ tiêm uy tín tại Hà Nội
Biến chứng muộn sau khi tiêm filler má
Biến chứng tiêm filler má xảy ra muộn hơn được cảnh báo là nguy hiểm hơn rất nhiều so với biến chứng tức thì. Bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng sau vài tuần tiêm filler hoặc cũng có thể là sau vài tháng hoặc vài năm.
Những dấu hiệu bất thường bao gồm:
- Tiêm filler má bị vón cục gây biến dạng má, bất đối xứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Phản ứng u hạt sau khi tiêm filler khiến cho mặt nổi chấm đỏ, nguy cơ bị sẹo lõm.
- Áp xe vô khuẩn làm nhiễm trùng vùng má khiến má bị sưng và đau nhức bất thường.
- Chèn mạch hoặc tắc mạch máu dẫn đến hoại tử mô da, mù lòa hoặc đột quỵ.
- Nhiễm trùng gây hoại tử da trên diện rộng làm cho mặt má có sẹo xấu vĩnh viễn.
Một trong những biến chứng tiêm filler má được cảnh báo nguy hiểm nhất chính là tổn thương mạch máu vào dây thần kinh.
Tổn thương mạch máu thường do tiêm filler quá liều, tiêm filler không đúng kỹ thuật. Trong khi đó, tổn thương dây thần kinh thường do tiêm filler sai vị trí. Lúc này, vùng mặt má không chỉ bị sưng, phù nề nghiêm trọng. Lâu dần sẽ mất cảm giác ở mặt, có thể bị liệt mặt tạm thời hoặc vĩnh viễn…
Cách khắc phục biến chứng tiêm filler má
Tùy theo mức độ ảnh hưởng mà cách khắc phục biến chứng tiêm filler má sẽ khác nhau. Có trường hợp không cần điều trị y khoa, chỉ cần theo dõi tại nhà. Nhưng cũng có trường hợp sẽ cần tới cơ sở y tế để được theo dõi hoặc xử lý biến chứng filler một cách khẩn trương.
Một số những cách làm có thể giúp kiểm soát và khắc phục biến chứng tiêm filler má gồm:
Chườm đá lạnh
Sau khi tiêm filler, nếu má bị sưng và bầm tím bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi đây có thể chỉ là tác dụng phụ. Hãy dùng đá lạnh để chườm, nhiệt độ lạnh sẽ làm cho máu lưu thông tốt hơn, giảm tình trạng sưng đau và cải thiện các vết bầm một cách tự nhiên nhất.
Xóa bóp vùng mặt má
Trong một vài trường hợp bác sĩ có thể thực hiện xoa bóp vùng mặt má. Thao tác này sẽ giúp cho filler được lan tỏa đều hơn, làm mềm filler để cải thiện tình trạng chèn mạch hoặc căng cứng da. Tuy nhiên, thao tác xoa bóp cần thực hiện chuẩn để tránh filler bị tràn, gây biến dạng má.
Sử dụng kháng sinh
Thuốc kháng sinh có thể được kê đơn nếu như có dấu hiệu tiêm filler bị sưng đau và có dấu hiệu nhiễm trùng ở mặt. Thường sẽ là kháng sinh đường uống. Trừ trường hợp gặp biến chứng tiêm filler má nặng phải phẫu thuật sẽ cần dùng kháng sinh đường tiêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Tiêm môi mỏng thành dày có được không? chuyên gia chia sẻ
Tiêm tan filler
Nếu như chất làm đầy được tiêm quá nhiều vào má và gây ra tình trạng tắc mạch máu thì cách giải quyết sẽ là tiêm tan filler. Có thể tiêm tan hoàn toàn hoặc tiêm tan filler một phần filler. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với filler có thành phần HA, không phù hợp với filler có thành phần khác.
Phẫu thuật nạo vét filler
Những trường hợp bị biến chứng tiêm filler má mà không thể tiêm tan thì bác sĩ sẽ mổ để lấy sạch chất filler ra ngoài thì mới có thể an toàn cho cơ thể. Kết hợp điều trị kháng sinh liều cao và kháng viêm để giúp da sớm ổn định…
Có nên tiêm filler má không?
Biến chứng tiêm filler má có thể ảnh hưởng đến da, sức khỏe và cả tính mạng. Thế nhưng tỷ lệ ca tiêm filler gặp biến chứng là khá thấp và chỉ gặp khi bạn thực hiện không theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế, bạn không cần quá lo lắng.
Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp tạo hình má nào vượt mặt được filler về độ tiện lợi, tính hiệu quả và cả độ an toàn. Do đó, bạn có thể tự tin tiêm filler má ở những cơ sở y tế chuyên khoa, sử dụng dịch vụ tiêm filler má do bác sĩ có tay nghề cao thực hiện. Có như vậy ca tiêm filler của bạn mới diễn ra thành công nhất.
Tại Dr.thaiha, thủ thuật tiêm filler má được thực hiện bởi Bác sĩ Vũ Thái Hà và các cộng sự giàu kinh nghiệm; Môi trường y tế đạt chuẩn, đảm bảo vô khuẩn và vô trùng cao; Sản phẩm filler chính hãng với chất lượng tốt nhất thị trường; Chi phi tiêm filler má cạnh tranh và minh bạch…
Ngoài ra, Dr.thaiha còn sẽ giúp bạn thăm khám và điều trị hiệu quả biến chứng tiêm filler má từ nơi khác chuyển đến. Nếu bạn cần được các bác sĩ hỗ trợ, hãy liên hệ với Dr.thaiha qua số máy 096 757 11 66 để được các bác sĩ tư vấn thêm nhé!