Bật mí làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất

Tiêm filler bị bầm tím ít hay nhiều có liên quan đến kỹ thuật tiêm filler của bác sĩ. Và ngay cả khi bạn thấy da bị bầm tím sau tiêm filler thì cũng đừng quá lo lắng. Bởi bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất và khi nào bạn sẽ cần thăm khám. Nếu đang muốn tiêm filler, bạn hãy theo dõi bài chia sẻ sau bởi nó sẽ rất hữu ích đấy nhé.

Tiêm filler bị bầm do đâu?

Tiêm filler là quá trình sử dụng kim tiêm để đưa chất làm đầy filler vào các vùng điều trị đích. Filler sẽ có tác dụng tăng thể tích mô da, mô mỡ một cách tự nhiên để từ đó cải thiện các nếp nhăn và tạo hình thẩm mỹ cho các bộ phận trên khuôn mặt. Phương pháp làm đẹp được đánh giá rất cao về hiệu quả và độ an toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình tiêm filler vẫn có thể xảy ra một số tác dụng phụ. Phổ biến nhất là dấu hiệu sưng đau và bầm tím da. Hiện tượng bầm tím sau khi tiêm filler có thể là bình thường hoặc bất thường, tùy theo nguyên nhân gây ra các vết bầm tím là gì.

Bật mí làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất

Tiêm filler bị bầm tím do tác dụng phụ

Như chúng ta đã biết, dưới da có rất nhiều các mạch máu. Bên cạnh các mạch máu lớn sẽ có vô số các mạch máu nhỏ. Trong quá trình tiêm filler sẽ cần phải tránh xa các mạch máu lớn để không gây chèn tắc mạch. Nhưng với các mạch máu nhỏ thì sẽ rất khó để không gây tổn thương.

Thao tác đâm kim tiêm filler sẽ vô tình làm tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da. Đây chính là nguyên nhân tại sao các vết bầm tím xuất hiện ngay tại vị trí đường đi của kim tiêm. Hiện tượng này tương tự như khi chúng ta tiêm thuốc hoặc tiêm phòng.

Tuy nhiên, trong tình huống này bạn sẽ không cần tìm cách làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler. Bởi đây chỉ là tác dụng phụ của quá trình tiêm chất làm đầy. Các vết bầm sẽ nhanh chóng biến mất mà không cần điều trị y khoa.

Tiêm filler bầm tím da do biến chứng thẩm mỹ

Khác tác dụng phụ tiêm filler, biến chứng thẩm mỹ liên quan đến chất làm đầy sẽ khiến cho da bầm tím một cách bất thường. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Da bị sưng, phù nề và kèm theo đau nhức sau khi tiêm filler.
  • Các vết bầm ngày một lớn và từ bầm tím chuyển sang màu đen.
  • Các tổn thương da lâu lành dù đã tiêm filler được nhiều ngày. Da tiết dịch.
  • Các dấu hiệu hoại tử da ở vùng bị bầm tím, mô da bị phá hủy hoàn toàn.
  • Biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, suy nhược cơ thể, sốt cao…

Đây đều là cảnh báo nguy hiểm, cho thấy tình trạng bầm tím da sau tiêm filler là bất bình thường. Nếu không được thăm khám và điều trị sớm rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống thậm chí là cả tính mạng nếu như filler ảnh hưởng đến các mạch máu não gây tắc mạch.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bầm tím khi tiêm filler

Không phải ca tiêm filler nào cũng xảy ra tình trạng bầm tím da sau khi làm thẩm mỹ. Mức độ bầm tím da cũng có sự thay đổi giữa mỗi trường hợp. Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêm filler và tình trạng bầm tím da gồm:

  • Chất lượng filler được sử dụng

Filler có chất lượng kém sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Không chỉ khiến cho da bị bầm tím mà còn có thể gây ra tình trạng dị ứng, kích ứng, nhiễm trùng, hoại tử. Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu như chúng ta tiêm phải filler có pha lẫn tạp chất, filler không có khả năng tự phân hủy, filler có nguồn gốc không rõ ràng và bị cấm sử dụng.

Bật mí làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất

  • Kỹ thuật tiêm filler không chuẩn

Có nhiều người vẫn tiêm filler theo kiểu quen tay, quen mắt. Đây là lý do tại sao da bị bầm tím và nhiều biến chứng khác. Việc không nắm được giải phẫu da tại khu vực tiêm filler sẽ có thể dẫn đến tiêm sai kỹ thuật. Từ đó gây tổn thương các thần kinh, động mạch và tĩnh mạch. Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu như người tiêm filler cho bạn không phải là bác sĩ.

  • Sử dụng filler quá liều

Nếu bạn sử dụng filler quá liều thì nguy cơ bầm tím da sẽ cao hơn. Bạn sẽ đau đầu với câu hỏi làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler. Bởi lẽ tình trạng bầm tím có thể là do chèn, tắc mạch gây ra. Tình huống này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến cho toàn bộ mô da ở vùng hoại tử bị tím đen và hoại tử một cách nhanh chóng.

  • Sử dụng bia rượu khi tiêm filler

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler? Có thể bạn chưa biết rượu bia là nguyên nhân khiến cho da bị sưng đau, bầm tím sau khi tiêm filler. Nếu bạn sử dụng đồ uống này trong khi làm filler thì sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu, hệ tim mạch và cả huyết cáp. Các tổn thương trên da sẽ lâu lành và tăng nguy cơ biến chứng.

  • Chăm sóc da sau tiêm filler không chuẩn

Trong quá trình tiêm filler chúng ta cần chăm sóc da một cách khoa học để giúp da phục hồi tốt và filler ổn định nhanh chóng. Nếu như ết tiêm tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, bụi bẩn, làm vết tiêm filler bị bầm tím nặng hơn, sưng đau kéo dài và nhiễm trùng, hoại tử… Vậy nên sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn không chăm sóc da theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa…

Bên cạnh đó, mức độ bầm tím da sau khi tiêm filler cũng sẽ tùy thuộc vào từng cơ địa. Nếu như cơ thể của bạn có đáp ứng tốt với chất làm đầy filler thì sẽ giảm nguy cơ bầm tím da. Nhưng nếu cơ thể của bạn nhạy cảm thì khả năng đáp ứng sẽ giảm đi và các tác dụng phụ sẽ nhiều hơn…

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất?

Theo các bác sĩ, nếu bạn thấy da bị bầm tím sau khi tiêm filler và không kèm theo đau nhức thì hãy yên tâm. Bởi tác dụng phụ này không nguy hiểm. Thường thì các vết bầm tím trong quá trình tiêm filler sẽ tự biến mất sau vài ngày mà không cần thăm khám hay dùng thuốc điều trị.

Thời gian theo dõi sẽ là khoảng 3-5 ngày. Sau thời gian này, filler sẽ ổn định hoàn toàn và vào form chuẩn. Các dấu hiệu sưng đau, bầm tím sẽ cải thiện một cách tự nhiên.

Bật mí làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất

Bác sĩ xin tư vấn một số bí quyết để giúp bạn biết làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh nhất. Bạn có thể tham khảo như sau:

  • Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị tại nhà của bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Không quên sử dụng kháng sinh, kháng viêm được kê đơn bởi bác sĩ.
  • Luôn chú ý đến việc giữ vệ sinh cho da để tránh bụi bẩn, vi khuẩn có thể tác động lên da. Điều này sẽ giúp vết thương tiêm filler phục hồi tốt hơn.
  • Sử dụng túi chườm lạnh để chườm da ngay sau khi tiêm filler sẽ giúp cải thiện sưng đau và làm cho các vết bầm tím nhanh tan.
  • Không tập thể dục thể thao ngay sau khi tiêm filler. Cũng không nên uống rượu bia để không làm cho các vết bầm tím trên da kéo dài.
  • Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh. Uống nhiều nước và tránh ăn những món ăn có thể gây kích ứng, dị ứng da.
  • Sau tiêm filler, bạn cũng cần nằm ngủ ở tư thế kê cao và tránh chèn ép lên vùng tiêm filler. Không nằm nghiêng hoặc úp mặt xuống gối cứng.
  • Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm cho da được bác sĩ kê đơn. Nhưng không được trang điểm để tránh làm cho bầm tím lâu lành…

Làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler? Nếu bạn nhận thấy da ngày một bầm tím, vùng bầm tím lan rộng và bị sưng nhức nhiều hơn thì hãy cảnh giá. Lập tức di chuyển tới cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả. Rất có thể bạn sẽ phải can thiệp để loại bỏ các biến chứng liên quan đến nhiễm trùng và tổn thương mạch máu do filler gây ra.

Chú ý, việc điều trị biến chứng tiêm filler cần được thực hiện ở cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, do bác sĩ có tay nghề cao phụ trách. Không tự ý dùng thuốc tại nhà bởi các vết bầm tím có thể chuyển sang đen là gây hoại tử hoàn toàn mô da. Lúc này sẹo xấu sẽ xuất hiện và sẽ rất khó để loại bỏ…

Dr.thaiha có thể giúp bạn đưa ra những chỉ định tiêm filler trẻ hoá an toàn và đạt hiệu quả cao nhất. Bác sĩ sẽ giúp bạn biết làm sao để hết bầm tím khi tiêm filler nhanh chóng cũng như giúp bạn xử lý nhanh gọn các biến chứng liên quan đến filler. Vì thế, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để nhận sự tư vấn nhiệt tình nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *