Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Không mềm phải làm sao?

Sau khi tiêm filler rãnh cười, bạn có thể gặp tình trạng đơ cứng. Sau một thời gian rãnh cười sẽ được làm mềm tự nhiên và đó cũng là lúc filler đã ổn định. Tuy nhiên tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm sẽ không có thời gian cố định. Có người chỉ mất 1-2 ngày đã mềm, nhưng cũng có người phải đợi đến vài tuần. Có trường hợp filler mãi không mềm cần được thăm khám và điều trị.

Tiêm filler rãnh cười là gì?

Tiêm filler là phương pháp làm đẹp đơn giản, an toàn và cho hiệu quả cao. Đây là quá trình sử dụng kim tiêm để đưa những chất có khả năng làm đầy vào bên trong cơ thể nhằm làm trẻ hoá làn da. Loại filler được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là filler có thành phần sinh học HA. Còn được gọi là filler tạm thời với tuổi thọ ngắn, khoảng 1 năm.

Tiêm filler rãnh cười là phương pháp sử dụng chất làm đầy filler để cải thiện tình trạng rãnh cười (râu rồng). Filler được bơm đúng vị trí sẽ giúp làm đầy và thu nhỏ rãnh nhăn ở vùng mũi miệng. Từ đó, nụ cười của chúng ta sẽ thêm phần duyên dáng và gương mặt sẽ trẻ ra rất nhiều.

Tiêm filler rãnh cười đang là dịch vụ làm đẹp được yêu thích nhất bởi chị em phụ nữ. Phương pháp thẩm mỹ có nhiều ưu điểm nổi trội như: 

  • Không sử dụng dao kéo, hạn chế tối đa tổn thương da.
  • Không gây mê toàn thân, chỉ gây tê để giảm đau tại chỗ.
  • Thời gian thực hiện tiêm rãnh cười nhanh, xoá rãnh cười tức thì.
  • Đảm bảo mang đến sự thay đổi tự nhiên và chân thật nhất.
  • Hạn chế được tình trạng sưng đau, bầm tím sau khi tiêm filler.
  • Dễ dàng chỉnh sửa theo mong muốn của khách hàng.

Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Không mềm phải làm sao?

Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm?

Có không ít khách hàng cảm thấy lo lắng bởi sau khi tiêm filler, rãnh cười của họ bị sưng tấy và có hiện tượng đơ cứng. Câu hỏi được đặt ra là tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm và đẹp tự nhiên.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, sở dĩ xuất hiện tình trạng đơ cứng sau khi tiêm filler chính là do cơ thể chưa kịp thích nghi với chất làm đầy. Lúc này, vùng rãnh cười sẽ bị phù nề, có chút sưng, cứng. Đừng quá lo lắng về điều này, bởi đây là một tác dụng phụ thường gặp khi tiêm filler. Nó sẽ tự động cải thiện và không ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ.

Thường thì rãnh cười sẽ được làm mềm sau khi filler đã ổn định hoàn toàn. Lúc này, cơ thể đã thích nghi được với chất làm đầy filler và chúng ta có thể đánh giá được hiệu quả và có giải pháp chỉnh sửa phù hợp. Thời gian để filler ổn định sẽ mất khoảng từ 3-5 ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế thì sẽ khó xác định chính xác tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm và đẹp. Bởi có những trường hợp chỉ mất vài ngày để phục hồi. Nhưng cũng có những trường hợp phải mất cả tuần để ổn định hoàn toàn. Các yếu tố ảnh hưởng gồm:

  • Người trẻ tuổi khi tiêm filler sẽ cho hiệu quả cao hơn và nhanh mềm hơn.
  • Các vấn đề liên quan đến cơ địa, khả năng đáp ứng của cơ thể với sản phẩm filler.
  • Chất lượng filler được sử dụng để làm đầy rãnh cười tốt thì sẽ nhanh mềm hơn.
  • Kỹ thuật tiêm filler chuẩn sẽ giúp nâng cao hiệu quả của ca tiêm filler rãnh cười.
  • Chăm sóc và phục hồi da tại nhà sau khi thực hiện tiêm chất làm đầy filler…

Vì sao tiêm filler rãnh cười không mềm?

Như vậy là chúng ta đã biết tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm. Vậy còn các trường hợp tiêm rãnh cười mãi không mềm, bị đơ cứng kéo dài là bị làm sao? Liệu rằng có nguy hiểm hay không?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, filler thường sẽ ổn định và mềm sau khoảng 3-5 ngày tiêm. Trong trường hợp bạn đã tiêm filler nhiều tuần, nhiều tháng nhưng vẫn có tình trạng cứng thì đó là dấu hiệu bất thường. 

Việc filler không mềm sẽ khiến cho gương mặt của bạn bị đơ. Các đường nét trở nên cứng và điều này ảnh hưởng khá nhiều đến việc biểu lộ cảm xúc cũng như diện mạo bên ngoài của bạn. Thăm khám chuyên khoa sẽ là cách tốt nhất để biết nguyên nhân vì sao filler lâu mềm.

Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Không mềm phải làm sao?

Một số các nguyên nhân được nhắc đến gồm:

  • Tiêm quá nhiều filler vào vùng rãnh cười khiến cho thể tích mô bị tăng quá mức, làm biến dạng vùng tiêm filler trước đó.
  • Tiêm filler không đều tay khiến cho chất làm đầy tập trung ở một vị trí. Tình trạng vón cục filler sẽ xảy ra và khiến rãnh cười bị cứng đơ.
  • Tiêm filler quá nhiều, không đúng vị trí và tiêm với tốc độ nhanh có thể gây ra tình trạng chèn mạch, tắc mạch máu. Nhẹ hơn là hiện tượng tràn filler rãnh cười.

Ngoài ra, có một lý do khác khiến cho filler không mềm chính là do filler có chất lượng kém. Filler không có khả năng tự phân huỷ như silicon sẽ tiềm ẩn nguy cơ nhiều hơn. Bên cạnh đó là việc sử dụng các dịch vụ tiêm filler giá rẻ với sản phẩm không có nguồn gốc rõ ràng cũng sẽ khiến bạn đau đầu với câu hỏi tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm.

Làm cách nào để khiến cho filler mềm nhanh hơn

Tuân thủ yêu cầu chăm sóc và điều trị của bác sĩ đưa ra

Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Nếu muốn filler nhanh mềm, trước hết bạn hãy tuân thủ những yêu cầu chăm sóc và phục hồi da tại nhà được bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Bởi chỉ khi da được phục hồi tốt thì filler mới sớm ổn định và các tác dụng phụ mới nhanh chóng biến mất

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn sau khi tiêm filler rãnh cười.
  • Tránh sờ tay lên trên mặt và cũng không tác động ngoại lực lên vùng tiêm filler.
  • Tránh các tư thế nằm nghiêng, úp mặt khi filler ở rãnh cười chưa ổn định.
  • Không trang điểm và thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ có gây xâm lấn da.
  • Sử dụng thuốc nếu được kê đơn và tái khám đúng lịch hẹn…

Massage nhẹ nhàng vùng rãnh cười

Tiếp theo bạn có thể nhờ bác sĩ thực hiện massage vùng tiêm filler để giúp làm mềm filler sớm hơn. Thao tác này có thể được thực hiện ngay sau khi hoàn thành thủ thuật tiêm filler để giúp filler lan toả đồng đều. Cũng có thể massage nhẹ nhàng để cải thiện tình trạng filler vón cục.

Chườm lạnh tại chỗ trong 24-48h đồng hồ

Trong trường hợp bạn nhận thấy vùng rãnh cười bị sưng, cứng đơ sau khi tiêm filler thì cũng có thể chườm lạnh. Sử dụng khăn sạch để bọc đá lạnh sau đó chườm liên tục lên vùng rãnh cười. Điều này sẽ giúp tăng cường lưu thông máu một cách tự nhiên nhất. Từ đó sẽ giúp cho rãnh cười không còn bị sưng, giảm đau và cải thiện bầm tím hiệu quả.

Tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Không mềm phải làm sao?

Không uống rượu bia sau khi tiêm filler

Nếu bạn đang bận tâm tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm thì hãy tạm ngừng uống rượu bia. Bởi đồ uống này sẽ khiến cho filler khó ổn định hơn, làm tăng nguy cơ sưng đau. Ngoài ra, bia rượu cũng sẽ thúc đẩy quá trình phân huỷ và đào thải chất làm đầy. 

Vậy nên, hãy kiêng sử dụng đồ uống này trước khi tiêm filler ít nhất 3 ngày. Sau khi tiêm filler cần đợi cho da ổn định hoàn toàn mới nên uống trở lại nhưng cũng cần hạn chế.

Tránh thực phẩm dễ gây kích ứng da

Sở dĩ tiêm filler rãnh cười lâu mềm và đẹp là do da của chúng ta đang bị kích ứng, dị ứng. Do đó, trong quá trình làm đẹp, mọi người hãy tránh sử dụng đồ ăn, thức uống có khả năng gây dị ứng. Nhất là những món ăn mà bạn đã từng có tiền sử bị dị ứng, kích ứng trước đó. Điều này sẽ giúp filler ổn định nhanh chóng hơn, tránh được tình trạng đơ cứng kéo dài.

Tiêm filler rãnh cười không mềm phải làm sao?

Trong trường hợp bạn đã tìm thực hiện đủ các bước trên nhưng filler vẫn không có dấu hiệu mềm thì đó là điều bất thường. Nhất là khi bạn cảm thấy vùng mặt má bị sưng tấy kèm theo những cơn đau. Lúc này, hãy tới ngay cơ sở y tế chuyên khoa da liễu thẩm mỹ gần nhất để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả.

Trong trường hợp tiêm filler rãnh cười từ lâu nhưng không mềm thì có thể sẽ phải xử lý làm tan filler để tránh biến chứng nguy hiểm. Tùy từng tình trạng rãnh cười và mong muốn của khách hàng mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị phù hợp. Khách hàng chú ý là không nên để tình trạng đơ, cứng kéo dài nhất là điều này ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Trên đây là một vài tư vấn của Dr.thaiha về câu hỏi tiêm filler rãnh cười bao lâu thì mềm? Nếu bạn cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, hãy liên hệ với phòng khám của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *