Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, nên tiêm không?

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không sẽ phụ thuộc vào cách sử dụng filler như thế nào. Việc bổ sung filler sẽ giúp tạo dáng môi đẹp mà giúp cho bờ môi căng bóng mịn mượn. Tiêm môi được chỉ định cho người đủ 18 tuổi có mong muốn làm đẹp một cách tự nhiên mà không cần gây mê. Phương pháp làm đẹp đang rất thịnh hành, bạn nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được tư vấn có nên tiêm filler hay không.

Tiêm filler và những ưu điểm nổi trội

Làm đẹp bằng chất làm đầy filler đang không ngừng hot. Filler là sản phẩm dùng với các mục đích tiêm trẻ hoá da đang được sử dụng thường xuyên tại các cơ sở làm đẹp chuyên khoa. Một trong những giải pháp giúp chúng ta trẻ hơn tuổi thật mà không cần tác động dao kéo.

Tiêm filler nói chính xác là tiêm chất làm đầy có thành phần chính là HA. Thành phần sinh học biến filler trở thành một sản phẩm làm đẹp có độ an toàn cao, lành tính với cơ thể con người. Nhiệm vụ của filler là giúp làm đầy mô da. Chính vì thế, filler sẽ giúp cải thiện các nếp nhăn da và định dạng gương mặt một cách hiệu quả nhất.

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, nên tiêm không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, so với phẫu thuật thẩm mỹ thì tiêm có nhiều ưu điểm nổi trội hơn. Bao gồm:

  • Tiêm filler hạn chế sự xâm lấn da ở mức tối thiểu.
  • Quá trình làm đẹp chỉ cần gây tê, không cần gây mê toàn thân.
  • Thời gian thực hiện rất nhanh và cũng không cần nghỉ dưỡng dài.
  • Tiêm filler cho hiệu quả tức thì và đảm bảo đường nét tự nhiên.
  • Không chảy máu, không sưng đau và hạn chế bầm tím.
  • Chi phí tiêm filler rẻ hơn so với phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống…

Tiêm filler môi là như thế nào?

Muốn biết tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, chúng ta cần hiểu rõ về mục đích tiêm filler môi. Theo đó, filler là sản phẩm làm đẹp được sử dụng để làm trẻ hoá và tạo hình môi đẹp. Phương pháp tiêm filler môi đang ngày một thịnh hành hơn, được rất nhiều khách hàng tìm hiểu và lựa chọn.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng kim tiêm để đưa chất làm đầy HA vào sâu bên trong môi. Phương pháp thường được chỉ định cho những trường hợp sau:

  • Người sở hữu làn môi quá mỏng, không cân đối với gương mặt. Lúc này có thể tiêm filler để tăng thể tích môi một cách tự nhiên nhất.
  • Người có môi không cân đối, môi trên và dưới không đều, môi bị lệch có thể dùng filler để nắn chỉnh môi đồng đều hơn.
  • Người gặp tình trạng môi khô, môi nứt nẻ và bong tróc do thiếu ẩm có thể tiêm filler. Bởi filler có khả năng cấp ẩm cực tốt.
  • Người muốn điều chỉnh dáng môi đẹp, hợp với khuôn mặt và đặc biệt là hợp phong thuỷ cũng có thể tham khảo dịch vụ tiêm môi.

Nói tóm lại, tiêm filler môi sẽ giúp bạn sở hữu dáng môi đẹp và một bờ môi trẻ. Toàn bộ quá trình được thực hiện một cách nhẹ nhàng và không ảnh hưởng đến cuộc sống. Tiêm môi filler là lựa chọn cho những ai đang muốn sở hữu dáng môi đẹp nhưng không muốn phải đầu tư quá nhiều về thời gian, công sức và tiền bạc.

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không?

Hầu hết khách hàng khi được tư vấn về dịch vụ tiêm filler môi đều tỏ ra hoài nghi về hiệu quả và độ an toàn. Một trong số băn khoăn của khách hàng chính hà tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, có nên tiêm hay không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, filler là sản phẩm làm đẹp đã được FDA chấp thuận. Trong đó, tiêm filler môi là chỉ định thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa. Chính vì thế, bước đầu chúng ta có thể yên tâm về phương pháp tiêm môi này.

Tiếp theo cần xét đến thành phần của filler. Filler có đến 92% HA – một hoạt chất tồn tại tự nhiên trong cơ thể con người, với tác dụng cấp ẩm và làm trẻ hoá da. Do thành phần HA lành tính nên filler được cơ thể đáp ứng tốt. Quá trình tiêm filler môi ổn định rất nhanh và ít gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.

Filler sẽ chỉ tác động đến mô da, làm tăng thể tích mô. Chúng ta có thể làm tan filler bất kỳ lúc nào thông qua việc tiêm tan. Chính vì thế nên bạn không cần lo lắng tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không. Trong trường hợp có biến chứng xảy ra thì việc kiểm soát và điều trị cũng tương đối dễ dàng.

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, nên tiêm không?

Tuy nhiên, hiệu quả và độ an toàn khi tiêm filler môi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Filler sẽ mang đến những sự thay đổi tích cực nếu được làm theo chỉ định, do bác sĩ chuyên khoa thực hiện và ở một cơ sở làm đẹp uy tín. Ngược lại, nếu ca tiêm filler môi là tự phát, filler kém chất lượng và không do bác sĩ có tay nghề cao thực hiện thì nguy hiểm vẫn sẽ rình rập.

Một số vấn đề có thể xảy ra khi tiêm filler môi

Nếu bạn đang thắc mắc tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, có nên tiêm hay không thì hãy chú ý đến một số vấn đề sau:

Sưng đau tại chỗ

Tình trạng sưng đau có thể xảy ra tại vị trí tiêm, khi thuốc tê hết tác dụng giảm đau. Điều này là hết sức bình thường. Bởi theo bác sĩ thì đây là tác dụng phụ thường gặp và nó không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống thường ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy môi bị sưng đau nhiều, thêm các vết bầm tím lan rộng thì hãy cẩn thận. Tình trạng sưng, đau nhức kéo dài quá 3 ngày sẽ cần thăm khám. Nếu bị đau dữ dội sau khi tiêm môi cần lập tức tới cơ sở y tế để tìm nguyên nhân và có cách điều trị hiệu quả hơn.

Loét môi sau khi tiêm filler

Về cơ bản thì tiêm filler sẽ hạn chế tổn thương ở môi. Các tổn thương thường rất nhỏ và phục hồi sau 24-48h đồng hồ. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phục hồi chậm hơn nên cần chăm sóc đặc biệt hơn. 

Đặc biệt, có trường hợp vết thương chậm lành và có dấu hiệu bị loét. Tổn thương môi ngày một nặng, có dấu hiệu nhiễm trùng gồm sưng đau, tiết dịch ở môi… Nếu không điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến hoại tử môi.

Tổn thương mạch máu

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không? Nếu filler được tiêm quá gần hoặc tiêm vào động mạch ở môi thì mọi chuyện sẽ khó lường. Máu sẽ lưu thông chậm hoặc ngừng lưu thông khiến cho môi bị sưng phù và đau nhức. Nếu không làm thuyên tắc mạch sớm thì nguy cơ bị hoại tử mô tế bào là rất cao.

Môi bất đối xứng sau tiêm filler

Đôi môi có kích thước không cân xứng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Bao gồm:

  • Sử dụng filler quá liều khiến cho môi tăng thể tích quá mức, môi biến dạng.
  • Phân bổ filler không đồng đều cũng làm cho môi mất đi sự cân xứng.
  • Tiêm filler quá nhanh làm cho filler bị tràn hoặc tập trung ở một vùng.
  • Tiêm filler quá nông khiến cho môi lổn nhổn chất làm đầy…

Thường thì biến dạng môi sau khi tiêm filler chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, nếu biến dạng do hoại tử mô gây ra thì sẽ rất khó khắc phục. Dáng môi có thể sẽ bị hỏng vĩnh viễn. Vậy nên, chúng ta cần thận trọng khi thực hiện tiêm trẻ hoá môi với filler.

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không, nên tiêm không?

Có nên tiêm filler môi không?

Tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không? Nhìn chung là tiêm filler môi ít gây biến chứng thẩm mỹ. Các tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng thường ở mức độ nhẹ nhàng và dễ dàng kiểm soát. Và tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có phương pháp trẻ hoá môi nào vượt qua được filler vì độ an toàn và tính hiệu quả. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm tiêm filler môi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tuy nhiên, để có thể tiêm môi một cách an toàn và hiệu quả, khách hàng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ tiêm filler môi sau khi đã thăm khám và có được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Ca tiêm filler môi cần được thực hiện ở môi trường y tế chuyên nghiệp, đảm bảo vô khuẩn.
  • Người tiêm filler môi phải là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ với nhiều kinh nghiệm thực tế.
  • Sử dụng filler HA với khả năng tự phân huỷ. Những sản phẩm có tên tuổi trên thị trường và được nhập khẩu, cấp phép lưu hành công khai.
  • Tiêm filler môi với liều lượng phù hợp để giúp dáng môi thay đổi tự nhiên và tránh được các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Tham khảo bảng giá tiêm filler môi tại cơ sở làm đẹp để có sự so sánh và lựa chọn phù hợp với mình…

Dr.thaiha sẽ giúp bạn không còn bận tâm tiêm filler môi có ảnh hưởng gì không. Bởi chúng tôi tự tin đã thực hiện hàng ngàn ca tiêm môi thành công, nhận được sự tín nhiệm của khách hàng. Nếu bạn muốn làm đẹp an toàn với filler chính hãng và bác sĩ chuyên khoa đầu ngành, hãy liên hệ ngay với Dr.thaiha để có sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *