Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Có khá nhiều khách hàng nhận thấy tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau. Chính vì điều này nên hầu hết mọi người đều không thăm khám để tìm ra nguyên nhân. Lâu dần, vùng filler vón cục sẽ xuất hiện các dấu hiệu bất thường và khiến cho mặt bất đối xứng. Vậy tiêm filler vón cục là bị làm sao, nguyên nhân do đâu và có cách nào để cải thiện tình trạng này. Hãy cùng Dr.thaiha tìm hiểu ngay bạn nhé.

Tiêm filler là tiêm chất gì?

Nhắc đến filler là chúng ta đang nhắc đến phương pháp làm đẹp theo hình thức tiêm. Tiêm filler được sử dụng với các mục đích trẻ hoá, xoá nhăn, cấp ẩm, làm săn chắc và tái tạo da. Không dừng lại ở đó, filler còn là giải pháp giúp tạo hình gương mặt một cách tự nhiên và an toàn.

Tiêm filler là tiêm chất giúp làm đầy da. Sản phẩm filler được cấp phép sử dụng phổ biến nhất hiện nay chính là filler với thành phần HA. Đây là dòng filler sinh học với trên 92% HA nên sẽ được cơ thể đáp ứng tốt, mang đến hiệu quả cao. Filler HA cũng đã được kiểm chứng bởi FDA của Mỹ và được BYT cấp phép nhập khẩu, lưu hành công khai.

Cơ chế hoạt động của filler HA như sau: Sau khi được tiêm vào vùng điều trị đích (thái dương lõm, rãnh cười, môi, sống mũi, cằm…) thì filler HA sẽ ngậm nước để tăng thể tích tự nhiên. Từ đó, mô da sẽ được làm đầy nhanh chóng, da sẽ được làm căng và trẻ hoá một cách hiệu quả nhất. Kết quả tiêm filler ngay lập tức và không cần nghỉ dưỡng nhiều.

Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Tiêm filler vón cục nhưng không đau là như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm filler là giải pháp làm đẹp có độ an toàn cao hơn hẳn so với phẫu thuật thẩm mỹ. Chính bởi tiêm filler ít xâm lấn và không gây mê nên rất hạn chế tác dụng phụ cũng như biến chứng thẩm mỹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp nhận thấy tiêm filler vón cục nhưng không đau.

Tiêm filler vón cục là tình trạng chất làm đầy tập trung tại một chính vị trí tiêm. Do filler không được lan tỏa nên sẽ gây ra tình trạng lổn nhổn filler. Dễ dàng nhận thấy hiện tượng tiêm filler vón cục bằng mắt thường hoặc dùng tay để kiểm tra thấy được các vùng lồi lõm và căng cứng.

Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có thể không nguy hiểm hoặc nguy hiểm tuỳ theo diễn biến. Do đó, bệnh nhân cần theo dõi tình trạng da và tốt nhất nên thăm khám kịp thời. Bởi chỉ bằng cách này chúng ta mới xác định được mức độ ảnh hưởng của chất làm đầy và có được cách cải thiện phù hợp nhất.

Các dấu hiệu cần được chú ý gồm:

  • Ban đầu filler bị vón cục nhưng không đau nhưng sau đó sẽ xuất hiện tình trạng đau nhức.
  • Nhận thấy vùng tiêm filler bị sưng, tấy đỏ và mức độ ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Tình trạng da lồi lõm bất thường sau khi tiêm filler khiến cho các đường nét mặt bị méo mó, không đối xứng.
  • Các dấu hiệu khác gồm kích ứng da, thay đổi màu sắc, nổi mụn, ngứa ngáy tại vị trí tiêm filler…

Nguyên nhân tiêm filler bị vón cục nhưng không đau là gì?

Với nhiều năm kinh nghiệm thẩm mỹ nội khoa và điều trị biến chứng tiêm filler, bác sĩ chuyên khoa tại Dr.thaiha xin chia sẻ một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau để mọi người cùng tham khảo.

Sử dụng filler kém chất lượng

Filler kém chất lượng sẽ có những đặc điểm như không có nguồn gốc rõ ràng, không được cấp phép sử dụng, có lẫn nhiều tạp chất, hết hạn sử dụng, có dấu hiệu biến dạng… Đáng chú ý là những sản phẩm không được FDA chấp thuận và không được cấp phép nhập khẩu, lưu hành.

Trong đó, việc sử dụng filler không có khả năng tự phân huỷ sẽ là nguyên nhân chính gây ra các biến chứng thẩm mỹ. Tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có thể xảy ra ngay sau khi bạn được tiêm filler có thành phần tổng hợp không tan. 

Lúc này, các phản ứng bất thường của da sẽ xuất hiện và đáng ngại hơn khi filler còn gây ra các biến chứng muộn. Sau nhiều năm chất làm đầy được đưa vào cơ thể.

Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Tiêm filler bị vón cục do sử dụng liều lượng quá nhiều

Khi bạn được tiêm filler với lượng quá nhiều cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ bị vón cục chất làm đầy. Nhất là khi bạn tiêm filler nhiều và lại thực hiện tiêm nhanh sẽ làm cho filler tập trung ở một vị trí.

Đáng chú ý hơn là việc sử dụng filler quá liều lượng an toàn có thể ảnh hưởng đến mạch máu. Nhẹ thì chèn mạch gây sưng đau, bầm tím kéo dài. Nặng hơn sẽ tắc mạch gây hoại tử mô da là ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận. Do đó, hãy thật cẩn thận với tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau.

Tiêm filler không đúng kỹ thuật

Một trong những lý do khiến cho filler bị vón cục chính là do người tiêm filler thực hiện sai kỹ thuật. Bao gồm các trường hợp sau:

  • Tiêm filler sai vị trí, tiêm nhầm vào các mạch máu khiến cho filler trở thành “tường thành” ngăn cản lưu thông máu.
  • Tiêm filler quá nông trên bề mặt da cũng sẽ làm cho da của chúng ta xuất hiện u cục nhỏ như đầu đũa.
  • Tiêm filler quá nhanh khiến cho chất làm đầy không kịp lan toả mà chỉ tập trung tại một vị trí…

Với một bác sĩ “tay ngang”, chuyên gia thẩm mỹ tự phong thì việc tiêm filler bị vón cục nhưng không đau là điều khó tránh khỏi. Bởi những “bác sĩ” này thường không được đào tạo bài bản, không có trình độ chuyên môn mà chỉ có kinh nghiệm tự hỏi hỏi. Chính vì thế, nguy cơ biến chứng tiêm filler sẽ là rất cao.

Nhiễm trùng sau khi tiêm filler làm đẹp

Các yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm trùng da gồm: dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn, da không được sát trùng, môi trường tiêm filler không đảm bảo, chăm sóc sau tiêm không khoa học… Khi nhiễm trùng da xảy ra sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của da và để lại biến chứng thẩm mỹ nguy hiểm…

Các dấu hiệu tiêm filler bị vón cục nhưng không đau thường gặp

Theo các bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ, bất kỳ vị trí tiêm nào cũng có thể gặp tình trạng tiêm filler vón cục nhưng không đau. Trong đó, chúng ta cần để ý đến các vùng tiêm sau:

  • Tiêm filler môi bị vón cục: Môi xuất hiện các mụn cứng với kích thước nhỏ, kèm theo tình trạng sưng, bất đối xứng môi.
  • Tiêm filler cằm bị vón cục: Cằm bị méo, lệch cằm và cảm nhận được bên trong miệng lổn nhổn do filler vón cục gây ra.
  • Tiêm filler mũi vón cục: Sống mũi bị lệch và thô cứng; Filler bị tràn khiến cho mũi to bè; Tổn thương sau khi tiêm filler chậm lành.
  • Tiêm filler má bị vón cục: Má sưng tấy và hai má bất đối xứng. Có thể xuất hiện các mạch máu ở vùng da bị vón cục filler.
  • Tiêm filler tai bị vón cục: Vùng vành tai và dái tai bị biến dạng, xuất hiện các u hạt kích thước nhỏ và có dạng rắn hơn bình thường…

Tiêm filler bị vón cục nhưng không đau có nguy hiểm không? Cách cải thiện

Các cách cải thiện tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau

Tại Dr.thaiha, tùy từng tình trạng vón cục filler mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Có những trường hợp tự theo dõi tại nhà nhưng cũng có những người sẽ cần điều trị khẩn trương.

+ Trường hợp tiêm filler bị vón cục nhưng không đau, không sưng, không ảnh hưởng đến cuộc sống: Bác sĩ sẽ thực hiện xoa bóp để giúp filler lan toả đồng đều hơn, từ đó giúp cải thiện tình trạng vón cục filler. Cách làm này đơn giản nhưng cũng cần thực hiện đúng kỹ thuật để không khiến cho filler bị tràn đến các khu vực không mong muốn.

+ Trường hợp tiêm nhiều filler gây ra tình trạng vón cục làm chèn mạch gây sưng tấy ở mức độ nhẹ: Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc để làm phân huỷ một phần filler. Cách làm này đồng thời cũng sẽ hạn chế tình trạng filler gây tổn thương các mạch máu.

+ Trường hợp filler vón cục do tắc mạch máu, nhiễm trùng kèm sưng đau gây ảnh hưởng đến cuộc sống: Thực hiện ngay các giải pháp y tế nhằm loại bỏ hoàn toàn chất làm đầy filler. Bao gồm tiêm thuốc làm tan filler hoàn toàn và nạo vét chất làm đầy ra khỏi cơ thể.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân/ khách hàng sử dụng thêm kháng sinh, kháng viêm và giảm đau nếu cần thiết. Hãy tuân thủ yêu cầu điều trị của bác sĩ để có thể nhanh chóng cải thiện tình trạng tiêm filler bị vón cục nhưng không đau. 

Ngay lúc này, nếu bạn đang muốn được tiêm filler, muốn được điều trị các biến chứng tiêm filler… hãy liên hệ ngay với phòng khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà qua số 096 757 11 66 để được các chuyên gia đưa ra những tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *