Filler được làm từ gì? Sử dụng như thế nào?

Filler được làm từ gì? Thành phần của filler có sự thay đổi tuỳ theo từng dạng. Tất cả đều sẽ có công dụng làm đầy và trẻ hoá da. Thiết kế của filler sẽ phù hợp với từng vùng tiêm khác nhau nhưng cần dùng đúng liều lượng, không vượt ngưỡng an toàn. Filler được sử dụng duy nhất với hình thức tiêm vi điểm, không bôi thoa hoặc uống.

Filler là gì?

Filler là tên gọi chung của các sản phẩm có khả năng làm đầy mô da. Filler có nhiều dạng khác nhau. Chính vì thế sẽ khó xác định chính xác filler được làm từ chất gì.

Trên thực tế thì sẽ có 3 dạng cơ bản gồm:

Filler tự thân: Đây là chất làm đầy được lấy từ các vùng dư mỡ trên cơ thể như bụng, mông đùi. Sau đó được xử lý y tế để chọn ra những tế bào khỏe mạnh nhất và cấy ngược lại các vùng cơ thể bị khuyết, thiếu mô mỡ.

Filler sinh học: Dạng filler được sử dụng phổ biến nhất với thành phần chính là HA. Chất này hoạt động bằng cách kết nối mô, thường được sử dụng để làm đầy các nếp nhăn. Do HA tồn tại tự nhiên trong cơ thể nên filler dạng này rất an toàn.

Filler tổng hợp: Filler này có chứa các thành phần chậm tan hoặc không thể tự phân huỷ. Bao gồm Poly- L-lactic acid và Calcium hydroxyapatite hay polymethylmethacrylate và  silicone lỏng. Do tuổi đời lâu nên filler loại này thường dễ gây phản ứng phụ sau khi tiêm.

Filler được làm từ gì? Sử dụng như thế nào?

Filler được làm từ gì?

Như vậy là chúng ta đã bước đầu biết được filler được làm từ gì? Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu tìm hiểu về filler HA để biết tại sao nó lại được FDA đánh giá cao và được cấp phép sử dụng công khai.

Đúng như tên gọi, filler HA có thành phần chính là Hyaluronic Acid – một thành phần tự nhiên có mặt trong tế bào của cơ thể con người. Hyaluronic Acid, cấu trúc phân tử quan trọng, đóng vai trò trong việc duy trì sự tươi trẻ, sức sống và vẻ đẹp tự nhiên của làn da.

Tuy nhiên, tuỳ lượng HA được điều chỉnh của mỗi sản phẩm filler cũng có sự thay đổi. Loại filler có 92% HA là thông dụng nhất. Ngoài thành phần HA, filler còn có thêm một số các thành phần khác gồm nước tinh khiết, gel. Một số sản phẩm có bổ sung thêm cả collagen.

Đáng chú ý, có những sản phẩm filler có độ thuần khiết cao. Theo như nhà sản xuất thông tin thì filler này có 100% thành phần HA, không chứa bất kỳ tạp chất nào khác. Đây là sản phẩm filler cao cấp và hiện chỉ được một số cơ sở làm đẹp danh tiếng sử dụng.

Nói tóm lại, filler càng thuần khiết thì sẽ càng đảm bảo chất lượng. Filler càng có nhiều thành phần, có lẫn quá nhiều tạp chất khi tiêm sẽ có thể gây ra biến chứng thẩm mỹ về lâu dài. Do đó, khách hàng cần tìm hiểu filler được làm từ gì để lựa chọn sản phẩm tiêm chất tốt.

Ứng dụng của filler là gì?

Sau khi đã biết filler làm từ gì thì bạn sẽ cần tìm hiểu thêm về các ứng dụng của sản phẩm. Chỉ khi hiểu được vấn đề này bạn mới có thể sử dụng filler đúng mục đích. Hiệu quả làm đẹp cũng từ đó được nâng cao.

Hiện nay, dòng sản phẩm filler HA được sử dụng với các mục đích trẻ hoá và tạo hình cho gương mặt. Filler được tiêm ở các khu vực mặt, cổ và tay. Ngoài ra, có một số cơ sở làm đẹp đang thực hiện tiêm filler ở các vùng khác như mông, ngực để tăng thể tích. Tuy nhiên, đây là những vùng điều trị nguy hiểm nên cần cân nhắc kỹ lưỡng.

10 vùng tiêm filler nằm trong chỉ định y khoa thường xuyên gồm:

  • Vùng thái dương lõm
  • Vùng môi trên và môi dưới
  • Khu vực mũi, sống mũi
  • Vùng cằm và cổ
  • Vùng mặt má
  • Vùng trán
  • Khu vực rãnh cười
  • Vùng đuôi mắt, hốc mắt
  • Vùng mu bàn tay
  • Vùng vành tai và thuỳ tai..

Chú ý, liều lượng filler ở mỗi vùng tiêm sẽ lác khác nhau. Không tiêm quá nhiều filler, nhất là khi chưa biết filler được làm từ chất gì. Điều này sẽ giúp bạn tránh được biến chứng y khoa và cũng tối ưu được chi phí tiêm filler.

Filler được làm từ gì? Sử dụng như thế nào?

Tiêm filler có ảnh hưởng gì không?

Filler được làm từ chất gì và khi tiêm có ảnh hưởng gì không? Với sản phẩm tiêm đạt chuẩn FDA thì mọi thứ sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng. Theo đánh giá khách hàng, quá trình tiêm filler hầu như không sưng đau, không khó chịu và cũng chỉ để lại tổn thương rất nhỏ.

Do thành phần của filler là HA nên sản phẩm sẽ rất nhanh được cơ thể đáp ứng. Filler chỉ mất khoảng 3 ngày là đã ổn định hoàn toàn. Lúc này, bạn có thể đánh giá được kết quả tiêm filler và có hướng bổ sung phù hợp nhất.

Nói chung, tiêm filler không ảnh hưởng đến cấu trúc da, nó chỉ có nhiệm vụ làm đầu sau đó phân huỷ một cách từ từ. Filler cũng không ảnh hưởng đến cơ như botox và cũng không làm thay đổi cấu trúc xương. Nếu tiêm filler theo chỉ định y khoa thì mọi thứ sẽ rất an toàn.

Tuy nhiên, tại các bệnh viện vẫn ghi nhận những ca tiêm filler hỏng. Các dấu hiệu thường gặp gồm sưng đau kéo dài, mất đối xứng mặt, nhiễm trùng, filler vón cục, tràn filler hoặc hoại tử mô da… Nguyên nhân chủ yếu là do khách hàng tự ý tiêm sản phẩm filler chất lượng kém, quy trình tiêm filler không đảm bảo vô khuẩn, vô trùng hay người tiêm filler không có chuyên môn tốt.

Tiêm filler ở đâu an toàn và hiệu quả

 Dịch vụ tiêm filler đang nở rộ và được thị trường đón nhận. Tuy nhiên, có rất ít các cơ sở tiêm filler uy tín, đánh để cho bạn tin tưởng và lựa chọn.

Bạn nên tìm đến cơ sở làm đẹp chuyên khoa để biết filler được làm từ gì, bản thân bạn có phù hợp để tiêm filler hay không. Tiếp theo là nhận được liệu trình tiêm filler phù hợp với những sản phẩm tiêm chất lượng nhất thị trường.

Ưu tiên tiêm filler ở những cơ sở y tế hoạt động công khai, minh bạch. Đó có thể là các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện… Nhưng bạn tuyệt đối không được tự tiêm filler tại nhà hay sử dụng dịch vụ filler do các Spa, thẩm mỹ viện cỏ cung cấp. Hãy luôn ghi nhớ filler là phương pháp làm đẹp có điều kiện và chỉ được cấp phép tại ít cơ sở làm đẹp chuyên khoa.

Một số những câu hỏi thường gặp khi tiêm filler

Bao nhiêu tuổi có thể tiêm filler?

Các sản phẩm filler có mặt trên thị trường có thể được sử dụng cho người đủ 18 tuổi. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ cần căn cứ tình trạng thực tế để quyết định nên hay không nên tiêm filler cho bạn. Độ tuổi phù hợp nhất để tiêm filler sẽ là từ 20 đến không quá 50 tuổi.

Nam giới có thể tiêm filler hay không?

Nam giới hay nữ giới đều có thể tiêm filler để làm đẹp. Bởi cấu tạo da của con người là như nhau và tốc độ lão hoá của nam giới có thể nhanh hơn chị em phụ nữ. Do đó, tiêm filler cũng sẽ giúp làm đẹp cho các quý ông, giúp các chàng tự tin hơn và chính mình.

Đang mai thai có tiêm filler được không?

Filler chống chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú sữa mẹ. Trong trường hợp bạn vừa tiêm filler và phát hiện mình mang thai thì cũng không cần lo lắng quá mức. Bởi hiện chưa có nghiên cứu chứng minh filler HA gây ảnh hưởng đến thai kỳ.

Filler được làm từ gì? Sử dụng như thế nào?

Tiêm filler khi đang cho con bú được không?

Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ cũng cần tránh sử dụng filler. Bởi khi tiêm filler sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh để tránh nhiễm khuẩn. Thành phần kháng sinh có thể tác động đến tuyến sữa, làm giảm chất lượng sữa mẹ hoặc mất sữa hoàn toàn.

Tiêm filler bao lâu thì đẹp?

Filler là giải pháp làm đẹp không chờ đợi. Phương pháp giúp bạn đẹp ngay sau khi hoàn thành thao tác tiêm filler. Tuy nhiên, cũng cần chờ khoảng 3-5 ngày để đánh giá hiệu quả của filler. Bởi lúc này filler mới ổn định hoàn toàn và các đường nét được vào phom chuẩn.

Tiêm filler vào mạch máu sẽ như thế nào?

Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu có thể bao gồm đỏ, sưng, đau tại điểm tiêm, vùng xanh quanh mắt, thậm chí mờ mắt, hoặc hoại tử da. Nếu gặp tình trạng này, cần tìm ngay chuyên gia y tế để xử lý làm tan filler sớm. Bởi nếu để lâu thì mọi chuyện sẽ khó lường.

Tiêm filler nhiều lần có được không?

Khi bạn đã biết filler được làm từ chất gì thì bạn có thể tiêm filler nhiều lần. Mặc dù thế cần chú ý đến khoảng cách thời gian giữa mỗi lần tiêm filler. Tốt nhất nên tới cơ sở chuyên khoa như Dr.thaiha để được bác sĩ tư vấn liệu trình, kế hoạch bổ sung filler phù hợp nhất.

Liên hệ ngay với phòng khám để có thêm sự tư vấn từ các chuyên gia bạn nhé. Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *