Tiêm filler môi vón cục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Rate this post

Tình trạng filler môi vón cục không hiếm gặp. Nguyên nhân thường do lỗi khi thực hiện tiêm chất làm đầy cho môi. Lúc này, môi của bạn sẽ nổi u cục, bị cứng hơn bình thường và trở nên méo mó do bị biến dạng. Cách để khắc phục tình trạng vón cục filler môi chính là tới cơ sở y tế chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Bạn đang đọc: Tiêm filler môi vón cục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục

Tạo hình môi với chất làm đầy filler đang là phương pháp làm đẹp thịnh hành. Với filler, bạn vừa có thể làm trẻ hoá môi lại vừa có thể tạo được những dáng môi đẹp. Toàn bộ quá trình thẩm mỹ môi không sử dụng đến dao kéo nên đảm bảo được độ an toàn hơn khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ môi.

Tuy đã được FDA chứng nhận nhưng trong quá trình tiêm filler môi vẫn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. Nổi bật nhất chính là tình trạng tiêm filler môi vón cục. Đây có thể chỉ lác tác dụng phụ những đồng thời cũng là cảnh báo biến chứng khi sử dụng filler.

Tiêm filler môi vón cục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Filler môi vón cục là tình trạng chất làm đầy tập trung tại một vị trí. Chúng ta sẽ dễ nhận thấy các dấu hiệu da nổi sần, da nổi u cục, da bị sưng phù ở những vùng filler vón cục. Môi sẽ không có độ mượt mà thay vào đó là bị sưng nề, lồi lõm một cách bất thường.

Tuỳ theo nguyên nhân gây vón cục filler mà người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác gồm sưng đau, bầm tím kéo dài. Có những người sẽ cảm thấy đau nhức ở môi và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của môi/ miệng, gây khó khăn trong giao tiếp và ăn uống.

Nguyên nhân tiêm filler môi vón cục là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tiêm filler môi là phương pháp làm đẹp đã được FDA chấp thuận. Tuy nhiên có nhiều người vẫn chưa biết rằng môi là một tiêm filler đặc biệt nhạy cảm. Không chỉ có cấu tạo da mỏng hơn các vùng khác mà môi còn tập trung nhiều dây thần kinh cũng như các mạch máu. Chính vì thế, việc tiêm filler môi không hề đơn giản.

Tình trạng tiêm filler môi vón cục thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Chất lượng filler tiêm trẻ hoá môi không đảm bảo

Về bản chất, filler có thành phần chính là HA. Do đó, filler sẽ được cơ thể đáp ứng tốt và ít khi gây phản ứng, kích ứng sau khi tiêm. Vậy nên nếu như bạn sử dụng filler có chất lượng tốt, có nguồn gốc rõ ràng và không chứa tạp chất thì sẽ không xảy ra tình trạng vón cục filler.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại filler được làm nhái giả thương hiệu. Thành phần của filler này thường không rõ ràng và bị pha trộn nhiều các tạp chất. Nguy hiểm nhất là bạn sử dụng filler kém chất lượng có chứa silicon thì nguy cơ bị vón cục filler sẽ là rất cao.

Lúc này, cơ thể sẽ phản ứng lại với filler kém chất lượng và làm cho nó bị vón cục tạo một vài vị trí. Filler sẽ nằm yên tại đó là không thể tự đào thải ra bên ngoài. Filler càng ở lâu trong cơ thể thì nguy cơ biến chứng sẽ càng cao.

Tiêm filler môi vón cục do dùng quá liều lượng

Một nguyên nhân khác khiến cho filler môi vón cục chính là do bạn tiêm quá nhiều chất làm đầy. Chắc hẳn có không ít người vẫn đang nghĩ rằng cứ phải đầu tư thật nhiều filler thì môi mới được tạo hình đẹp. Nhưng không nhé, mọi thứ sẽ ngược lại với mong muốn của bạn. Tiêm quá nhiều filler không khiến môi đẹp hơn mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Tìm hiểu thêm: So sánh tiêm filler và botox cái nào tốt hơn? Tiêm ở đâu an toàn

Tiêm filler môi vón cục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Có hơn 50% các trường hợp tiêm filler môi vón cục được xác định là do sử dụng filler với liều lượng quá lớn. Đã thế filler lại chỉ được tiêm tập trung tại một vài điểm. Và chỉ một thời gian ngắn chính ta đã nhận thấy môi bị sưng, phù nề. Các u cục bắt đầu xuất hiện ở môi làm cho đôi môi của bạn không con tự nhiên như trước.

Tuy nhiên, cũng có không ít người dù tiêm ít filler môi nhưng vẫn gặp tình trạng vón cục. Nguyên nhân thường xuất phát từ kỹ thuật tiêm filler chưa thực sự chuẩn.

Nguyên nhân filler môi vón cục do lỗi tiêm filler

Kỹ thuật tiêm môi không chuẩn sẽ làm tăng nguy cơ vón cục filler và làm biến dạng môi. Nguyên nhân thường xuất phát từ những vấn đề sau:

  • Tiêm filler quá nông sẽ khiến cho filler bị lộ trên bề mặt da. Môi sẽ bắt đầu nổi u cục hoặc có thể bị sưng phù.
  • Tiêm filler quá nhanh sẽ khiến cho filler tập trung tại một vị trí thay vì được lan toả đồng đều. Tình trạng filler môi vón cục cũng từ đó xuất hiện.
  • Tiêm filler không đúng vị trí cũng sẽ làm ảnh hưởng đến các mạch máu. Người bệnh không chỉ phải đối mặt với tình trạng vón cục filler mà còn có thể là hoại tử môi, biến dạng môi.

Ngoài ra, nguy cơ vón cục filler sẽ cao hơn hẳn ở những ca thẩm mỹ không do bác sĩ chuyên khoa có tay nghề cao thực hiện. Đặc biệt là các trường hợp tiêm filler với các điều kiện mất an toàn, không đảm bảo vệ sinh. Lúc này, môi sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn đến hoại tử và biến dạng.

Tiêm filler môi vón cục có sao không?

Sẽ có hai trường hợp xảy ra như sau:

Tiêm filler vón cục không nguy hiểm: Là do cơ thể chưa đáp ứng được với chất làm đầy filler nên gây ra các phản ứng phụ. Lúc này, filler vón cục sẽ không kèm theo tình trạng đau nhức khó chịu. Bạn có thể theo dõi trong ít ngày để thấy môi được làm phẳng, làm mềm tự nhiên.

Tiêm filler vón cục cảnh báo nguy hiểm: Đó là khi môi bị vón cục filler gây biến dạng. Cùng với đó các vết bầm tím môi và sưng đau kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Trong trường hợp filler vón cục cứng, không có dấu hiệu mềm ra thì bạn sẽ cần thăm khám để được hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả nhất.

Nói tóm tại, dù filler môi vón cục nguy hiểm hay không nguy hiểm thì nó đều sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn. Hơn hết là filler sẽ khiến cho môi không còn đẹp như cũ mà sẽ bị thô cứng, mất thẩm mỹ. Chính những điều này sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và đôi khi là gây xáo trộn trong công việc, giao tiếp hàng ngày. Do đó chúng ta không thể coi thường dấu hiệu tiêm filler môi vón cục.

Tiêm filler môi vón cục có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Quy trình tiêm filler mũi, cằm tại Dr.thaiha diễn ra như thế nào

Cách khắc phục tiêm filler môi vón cục

Nếu bạn đang lo lắng về tình trạng tôi filler môi vón cục, hãy làm theo những gợi ý được Dr.thaiha chia sẻ sau đây:

  • Massage môi: Thao tác xoa, nắn nhẹ nhàng môi có thể giúp cải thiện tình trạng vón cục filler do tiêm tập trung ở một điểm gây ra. Bằng cách này, filler sẽ được lan toả đồng đều và môi được làm mềm nhanh chóng hơn.
  • Tiêm tan filler một phần: Có thể dùng một lượng rất nhỏ chất làm tan filler để cải thiện tình trạng filler môi vón cục. Áp dụng cho các trường hợp tiêm quá nhiều filler trước đó và làm cho môi bị vón cục, biến dạng ở mức độ trung bình.
  • Tiêm tan filler hoàn toàn: Sử dụng thuốc để làm tan filler hoàn toàn sau từ 24h đồng hồ. Phương pháp này sẽ giúp trả lại cho bạn môi “nguyên thuỷ” và bạn có thể áp dụng các phương pháp thẩm mỹ môi khác như phẫu thuật để có hiệu quả cao hơn.
  • Nạo vét filler môi: Nếu tiêm filler môi vón cục nhưng không thể làm tan hoặc đã có biến chứng thì cách tốt nhất là dùng thủ thuật để nạo vét toàn bộ filler ra ngoài môi. Cách làm này khá phức tạp và đặc biệt là có thể để lại sẹo xấu ở môi sau khi điều trị…

Dù cho tình trạng tiêm filler môi vón cục có thể được điều trị bằng nhiều cách, nhưng nó sẽ khiến bạn lãng phí thêm nhiều thời gian, công sức. Ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, công việc và cả tài chính gia đình. Chính vì thế, chúng ta cần phòng tránh dấu hiệu tiêm filler môi bị vón cục thông qua việc lựa chọn dịch vụ thẩm mỹ chất lượng.

Tại Dr.thaiha, Chỉ với khoảng 10 phút tiêm filler môi ? của bạn sẽ có sự thay đổi hoàn toàn. Kỹ thuật tiêm được thực hiện bởi bác sĩ Vũ Thái Hà (chuyên gia đào tạo filler số 1 Việt Nam). Cam kết sử dụng filler chất lượng. Nói KHÔNG với tiêm filler giá rẻ  và độ an toàn không cao… Liên hệ ngay với phòng khám để được tư vấn kỹ càng hơn bạn nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+3
Phòng Khám da liễu thẩm mỹ Thái Hà
+5