Dấu hiệu tiêm filler hỏng có thể xuất hiện sớm nhưng cũng có trường hợp bị sau vài năm tiêm filler. Nguyên nhân có thể là do chất lượng filler, kỹ thuật tiêm filler hoặc do chính cách bạn chăm sóc da sau khi tiêm. Ngay sau đây Dr.thaiha sẽ chia sẻ cùng bạn một số các dấu hiệu cảnh báo tiêm filler hỏng, hãy cùng tìm hiểu để chủ động làm đẹp an toàn bạn nhé.
Bạn đang đọc: Tiêm filler hỏng: nguyên nhân và cách điều trị
Contents
Tiêm filler bị hỏng là như thế nào
Tiêm filler hỏng là điều mà chúng ta không mong muốn. Đó có thể là các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng cũng có thể là biến chứng thẩm mỹ. Khi này, ca tiêm filler của bạn đã thất bại và có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống.
Tỷ lệ tiêm filler hỏng ngày một gia tăng. Tỷ lệ thuận với các dịch vụ tiêm filler kém chất lượng đang có mặt trên thị trường. Điều này đòi hỏi khách hàng phải thật thông minh để có thể lựa chọn những cơ sở làm đẹp uy tín nhằm tránh những biến chứng do tiêm filler hỏng gây ra.
Các dấu hiệu tiêm filler hỏng đáng chú ý gồm:
Tiêm filler mũi bị hỏng: Mũi bị phù nề nghiêm trọng, filler bị tràn khiến cho cánh mũi bị phồng. Mũi nổi mụn, bầm tím và tiết dịch mủ.
Tiêm filler môi bị hỏng: Môi lổn nhổn filler, môi sưng viêm, bầm tím và hoại tử. Dấu hiệu tiêm filler hỏng môi khác gồm môi nổi mụn, phồng rộp và đau rát.
Dấu hiệu tiêm filler cằm hỏng: Cằm biến dạng sau khi tiêm filler, thô cứng thay vì sự mềm mại. Phần filler và mô cằm bị tách rời tạo dáng cằm chẻ mất thẩm mỹ. Tình trạng sưng đau kéo dài.
Tiêm filler tai bị hỏng: Vùng vành tai và thùy tai chứa filler bị sưng viêm và có tích dịch mủ. Cảm giác đau nhức kéo dài và tay có thể bị hoại tử nhanh chóng.
Tiêm filler má bị hỏng: Má bị sưng phù bất đối xứng. Hình thành các ổ áp xe ở vùng má bên trong có chứa nhiều dịch mủ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Dạ bị chảy xệ và tăng tốc độ lão hóa do lỗi tiêm filler hỏng.
Dấu hiệu tiêm filler bị hỏng ảnh hưởng đến mắt: Các vùng tiêm gần mắt có thể làm ảnh hưởng đến mạch máu. Khi máu không lưu thông đến mắt sẽ gây giảm thị lực thậm chí là mù lòa vĩnh viễn. Dấu hiệu filler hỏng gồm sưng mắt, nhức mắt, chảy nước mắt, không nhìn thấy ánh sáng
Dấu hiệu tiêm filler ảnh hưởng đến thần kinh: Thủ thuật tiêm filler phá vỡ các dây thần kinh khiến cho dây thần kinh đứt lìa. Tùy mức độ mà sẽ ảnh hưởng đến cảm giác ở vùng điều trị. Gây ra tình trạng mất cảm giác tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Dấu hiệu tiêm filler hỏng ảnh hưởng đến mô tế bào: Xuất phát từ các vết bầm tím do máu không thể lưu thông. Lâu dần sẽ dẫn đến hoại tử mô da và hình thành sẹo. Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng da sau khi tiêm filler cũng sẽ hủy hoại mô tế bào một cách từ từ…
Nói chung, tất cả các vùng tiêm filler đều có thể bị hỏng nếu không đảm bảo yếu tố an toàn khi làm đẹp. Chính vì thế, chúng ta cần tìm ra nguyên nhân để từ đó có thể phòng tránh dấu hiệu tiêm filler hỏng. Bằng cách này bạn mới yên tâm làm đẹp với filler.
Dấu hiệu tiêm filler hỏng và nguyên nhân thường gặp
Filler kém chất lượng
Bạn sẽ phải đối mặt với các dấu hiệu tiêm filler hỏng khi sử dụng filler có chất lượng kém. Nhận diện filler kém chất lượng thông qua các biểu hiện sau:
- Filler không có nguồn gốc rõ ràng, không được cấp phép nhập khẩu theo đúng quy định.
- Filler có chứa các thành phần có hại cho da, có tỷ lệ tạp chất cao vượt ngưỡng an toàn.
- Filler có dấu hiệu hết hạn, đã mở nắp trước đó nên có hiện tượng bị hỏng.
- Filler kém chất lượng luôn được bán với mức giá rất thấp, độ an toàn không cao…
Khi sử dụng filler có chất lượng không đảm bảo thì cơ thể có thể có các dấu hiệu kích ứng với filler. Nhẹ thì bị phát ban, nổi mẩn và sưng đau. Nặng hơn có thể là các dấu hiệu nhiễm trùng khiến cho da bị nổi áp xe.
Đáng chú ý hơn khi một số loại filler không có khả năng tự phân hủy sẽ gây ảnh hưởng lâu dàu. Với filler dạng này, bạn có thể sẽ gặp biến chứng muộn, xảy ra sau nhiều năm tiêm filler và thường sẽ rất khó kiểm soát.
Tìm hiểu thêm: Tiêm collagen môi là tiêm gì? Lưu ý an toàn khi tiêm collagen môi
Tay nghề của bác sĩ non yếu
Một nguyên nhân khác khiến ca tiêm filler hỏng chính là do lỗi kỹ thuật. Vấn đề này sẽ liên quan đến trình độ, tay nghề của người thực hiện tiêm filler.
Lựa chọn filler chất lượng kém: Nếu người tiêm filler không có kiến thức về chất làm đầy thì có thể lựa chọn filler có chất lượng kém và chưa thực sự phù hợp với mục đích điều trị. Dẫn đến kết quả tiêm filler không cao và tăng nguy cơ biến chứng.
Sử dụng filler không đúng liều lượng: Tiêm filler quá nhiều cho khách hàng, vượt ngưỡng an toàn cũng là cảnh báo nguy hiểm. Do đó, hãy thận trọng nếu như bạn được tư vấn “tiêm filler càng nhiều sẽ càng đẹp”.
Tiêm filler sai vị trí: Bao gồm việc tiêm filler vào các vùng nguy hiểm như mạch máy, dây thần kinh đều có thể khiến ca tiêm filler hỏng. Lỗi này thường do người tiêm chưa nắm rõ giải phẫu da ở vùng điều trị filler.
Tiêm không đúng độ sâu: Tương tự, nếu như kỹ thuật tiêm filler không đúng lớp và không đúng tốc độ đều có thể khiến ca làm đẹp bị hỏng. Ví dụ như khi tiêm quá nông và quá nhanh dễ khiến cho filler bị vón cục. Tiêm quá nhiều và quá nhanh dễ khiến filler bị tràn.
Lỗi kỹ thuật tiêm filler có thể xảy ra khi bạn lựa chọn bác sĩ trẻ, còn non kinh nghiệm. Và nguy hiểm hơn khi người tiêm không phải là bác sĩ nhưng lại luôn nhận mình là “chuyên gia” tiêm filler. Vậy nên, hãy cần thận khi lựa chọn bác sĩ tiêm filler bạn nhé.
Các vấn đề vô khuẩn, vô trùng khi tiêm filler
Dấu hiệu tiêm filler hỏng xuất phát từ việc không đảm bảo vô khuẩn và vô trùng khi làm đẹp. Những vấn đề cần được quan tâm gồm:
- Dụng cụ bơm tiêm không đạt chuẩn, không đảm bảo vô trùng. Nguy hiểm hơn khi tái sử dụng kim tiêm hoặc dùng chung kim tiêm filler với người khác.
- Môi trường tiêm filler không đảm bảo vô khuẩn. Thay vì tiêm ở các phòng thủ thuật theo tiêu chuẩn thì lại tiêm ở các Spa, tiệm cắt tóc hoặc làm móng.
- Da không được làm sạch, sát khuẩn trước khi tiêm filler. Hoặc bác sĩ và nhân viên điều dưỡng không sát khuẩn tay và sử dụng găng tay y tế khi thực hiện thủ thuật.
- Tiêm chất làm đầy khi da đang có dấu hiệu nhiễm trùng cũng làm bạn phải đối mặt với dấu hiệu tiêm filler hỏng…
Chăm sóc sau tiêm filler thiếu khoa học
Trong trường hợp bạn không chăm sóc da sau tiêm một cách khoa học thì nguy cơ biến chứng cũng sẽ rất cao. Bao gồm việc không giữ vệ sinh cho da, không kiêng cữ hay dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đưa ra…
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler gọn hàm có hiệu quả không, có hại không?
Cách điều trị dấu hiệu tiêm filler hỏng
Dấu hiệu tiêm filler bị hỏng có thể là nhẹ hoặc nặng. Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị tương đối đơn giản, không cần đụng chạm dao kéo.
Bác sĩ có thể cho bệnh nhân điều trị kháng sinh đường uống, đường bôi để khắc phục dấu hiệu viêm nhiễm sau khi tiêm filler. Nếu các triệu chứng thuyên giảm thì sẽ không đáng lo lắng.
Trong trường hợp filler chèn mạch sẽ cần thực hiện loại bớt filler để cải giúp máu lưu thông tốt hơn. Áp dụng massage tại vùng tiêm hoặc tiêm thuốc giải sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Nếu như filler gây tắc mạch hoàn toàn sẽ cần thực hiện thuyên tắc mạch càng sớm càng tốt. Trong trường hợp không thể tiêm tan filler thì cần thực hiện dẫn lưu toàn bộ filler và dịch mủ ra bên ngoài cơ thể. Khi này, bạn sẽ cần thực hiện các thủ thuật nạo vét filler.
Chú ý, các dấu hiệu tiêm filler hỏng thường có diễn biến khá nhanh. Do đó, khi có hiện tượng bất thường bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện để được hỗ trợ. Việc tự điều trị tại nhà sẽ khiến bạn bỏ qua thời điểm vàng để kiểm soát biến chứng thẩm mỹ và điều này là rất nguy hiểm.
Tại Dr.thaiha, các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng tiêm filler hỏng. Không những thế, phòng khám còn là một địa chỉ tiêm filler uy tín, chất lượng được khách hàng lựa chọn nhiều nhất trong thời gian qua. Nơi có thể giúp bạn yên tâm làm đẹp với sản phẩm filler chất lượng và mức giá cạnh tranh nhất.
Ngay lúc này, nếu bạn đang có dấu hiệu tiêm filler hỏng hoặc muốn tiêm filler một cách an toàn, hãy chủ động liên hệ với Dr.thaiha để có được sự tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng từ các chuyên gia. Trân trọng!