Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu dễ nhận biết nhất là sưng, đau nhức, bầm tím da. Dần dần vùng da tiêm filler sẽ bị hoại tử mô gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe. Tiêm filler ảnh hưởng đến mạch máu là một biến chứng nguy hiểm cần được xử lý nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh được tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu để tiêm filler một cách an toàn nhất.
Bạn đang đọc: Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu là gì? có nguy hiểm không
Contents
Tiêm filler là tiêm gì?
Tiêm filler là tiêm chất làm đầy. Tất cả các sản phẩm có khả năng làm tăng thể tích mô da đều được gọi chung là filler. Bao gồm: mỡ tự thân (filler tự thân), filler sinh học với thành phần HA và filler tổng hợp với thành phần silicon.
Trong đó, an toàn nhất vẫn là filler HA. Bởi filler này có thành phần sinh học và khả năng tự phân hủy trong thời gian từ 9-12 tháng sau tiêm. Filler HA được cơ thể đáp ứng tốt và đã được cấp phép sử dụng trong nhiều dịch vụ làm đẹp như xóa nhăn da, nâng mũi, độn cằm, trẻ hóa môi, làm đầy mặt má và thái dương.
Hiện tiêm filler đang là giải pháp làm đẹp an toàn, được các bác sĩ thẩm mỹ chỉ định thường xuyên. Không những thế, filler còn là phương pháp làm đẹp cho hiệu quả tức thì, hầu như không mất thời gian nghỉ dưỡng, phục hồi. Giải pháp làm đẹp dành cho nhóm khách hàng bận rộn, người muốn làm đẹp nhưng sợ dao kéo, sợ gây mê và không muốn người khác phát hiện, chê cười.
Tiêm filler vào mạch máu là như thế nào?
Thoạt nhìn, có thể bạn sẽ cho rằng tiêm filler khá đơn giản. Chỉ cần sử dụng kim tiêm và bơm chất làm đầy vào các vùng muốn điều trị. Chính điều này khiến cho không ít người đã tự ý mua filler và tiêm tại nhà mà không có chỉ định từ bác sĩ. Hậu quả là gặp dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu.
Tiêm filler vào mạch máu là biến chứng nguy hiểm nhất khi làm đẹp với chất làm đầy filler. Xảy ra khi filler được đưa vào các động mạnh và gây ra tình trạng tắc mạch. Phổ biến hơn là filler được tiêm quá gần các mạch máu với lượng đủ lớn để gây ra tình trạng chèn tắc mạch.
Tiêm filler ảnh hưởng đến mạch máu sẽ ảnh hưởng đến lưu thông tuần hoàn máu chính vùng điều trị và có thể gây ảnh hưởng lan tỏa. Bởi lúc này máu sẽ không thể lưu thông dẫn đến hình thành máu cục. Nếu không phát hiện để thuyên tắc mạch kịp thời thì mọi thứ sẽ rất khó lường.
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu xuất hiện không phổ biến nhưng lại được cảnh báo là rất nguy hiểm. Muốn biết nguy hiểm như thế nào thì bạn hãy cùng Dr.thaiha tiếp tục tìm hiểu.
Dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu là gì?
Filler có thể tiêm ở nhiều vùng khác nhau như mặt, má, thái dương, môi, mắt, cằm… Ở những vùng da này đều có các mạch máu lớn và nhỏ. Do đó, mọi ca tiêm filler không an toàn đều có thể ảnh hưởng đến mạch máu. Nhẹ thì filler làm vỡ các mao mạch nhỏ gây bầm tím da. Nặng hơn khi filler tiêm quá gần mạch máu và nặng nhất là tiêm filler vào các động mạch.
Các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu thường gặp gồm:
- Sưng tấy ở vị trí tiêm hoặc quanh khu vực tiêm filler bị nghẽn mạch.
- Có cảm giác khó chịu tại điểm tiêm, tình trạng đau xuất hiện và đau ngày càng nhiều,
- Thay đổi màu sắc da tại vị trí tiêm filler do tắc mạch. Từ nền da đỏ chuyển sang xanh tím, tím đen sau tiêm filler.
- Vùng da bị tắc mạch sau tiêm filler bị giảm nhiệt độ. Nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ các vùng khác.
Chú ý, tình trạng tiêm filler ảnh hưởng đến mạch máu có thể xảy ra ở mọi vùng điều trị filler. Tuy nhiên, có một số vị trí tiêm có nguy cơ cao hơn gồm khu vực mắt, tiêm filler mũi, tiêm filler thái dương và tiêm filler môi…
Tìm hiểu thêm: Cấy HA và tiêm filler khác nhau như thế nào? Có tác dụng gì?
Tiêm filler vào mạch máu nguy hiểm như thế nào?
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu thường diễn biến rất nhanh. Chỉ sau khoảng 24h đồng hồ filler được đưa vào cơ thể. Đây có thể được xem là trường hợp cấp cứu sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn.
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu bao gồm:
- Hoại tử da dai dẳng
- Liệt vận động nhãn cầu
- Mất thị lực vĩnh viễn hoặc tạm thời
- Tắc động mạch não dẫn đến đột quỵ,…
Trong đó, biến chứng tiêm filler vào mạch máu làm giảm và mất thị lực là phổ biến nhất. Tỷ lệ các trường hợp gặp tổn thương mắt không thể phục hồi sau khi tiêm filler cao trên 70% số ca bệnh được ghi nhận. Nguy hiểm hơn là filler sẽ có thể gây tắc nghẽn mạch máu não từ đó làm nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên nhân tiêm filler vào mạch máu là gì?
Biến chứng tiêm filler vào mạch máu xuất phát từ một nguyên nhân duy nhất. Chính là do người tiêm filler không có trình độ chuyên môn tốt, không được đào tạo bản bản.
Việc không nắm rõ giải phẫu da ở vùng tiêm sẽ khiến cho “bác sĩ” tiêm filler sai, lệch vị trí. Thay vào filler được tiêm vào các vùng an toàn thì lúc này chất làm đầy sẽ được đưa quá gần hoặc tiêm trực tiếp vào các động mạch. Từ đó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến sự lưu thông, tuần hoàn máu ở khu vực tiêm filler.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm:
- Người tiêm filler không phải là bác sĩ chuyên khoa mà chỉ là bác sĩ “tay ngang”.
- Tiêm filler ở những cơ sở làm đẹp không chuyên, không được cấp phép hoạt động.
- Tiêm filler với liều lượng quá nhiều, vượt ngưỡng an toàn gây chèn mạch máu.
- Sử dụng filler chất lượng kém cũng sẽ khiến chúng ta khó xử lý tình trạng tiêm filler chèn tắc mạch máu.
- Sử dụng filler giá rẻ hoặc các dịch vụ tiêm chất làm đầy giá rẻ tại Spa hoặc thẩm mỹ viện…
Thăm khám và điều trị biến chứng tiêm filler vào mạch máu
Ngay khi nghi ngờ có các dấu hiệu tiêm filler vào mạch máu, bệnh nhân cần di chuyển tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết và đưa ra kết luận filler gây chèn mạch hay tắc mạch. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của filler và đưa ra những chỉ định điều trị an toàn nhất.
>>>>>Xem thêm: Tiêm filler môi có an toàn không? Cảnh báo tác hại khi tiêm ở nơi thiếu uy tín
Với tình trạng chèn mạch nhẹ: Thực hiện xoa bóp hoặc vỗ nhẹ vào vị trí tắc nghẽn để giải tỏa áp lực lên thành mạch. Kết hợp chườm nóng lên da để cải thiện lưu lượng máu.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng thuốc làm tan filler. Khi filler được loại bỏ thì các mạch máu sẽ được lưu thông một cách tự nhiên.
Với trường hợp tiêm filler HA gây tắc mạch: Nếu chưa có biến chứng xảy ra có thể tiêm giải filler ngay. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau đã nghiêm trọng sẽ cần thực hiện nạo vét filler.
Với trường hợp tiêm filler không tan gây tắc mạch: Bắt buộc phải nạo vét filler ra khỏi cơ thể ngay bởi không thể làm tan filler bằng thuốc. Cần thực hiện khẩn trương nếu như da bị sưng đau và chuyển sang màu tím đen…
Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân dùng aspirin để hạn chế hình thành cục máu đông và cải thiện lưu lượng máu. Kết hợp kháng sinh để phòng ngừa và điều trị nhiễm trùng nếu có tình trạng hoại tử diễn ra. Sử dụng giảm đau nếu như tình trạng đau đớn kéo dài gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Chú ý, việc thăm khám và điều trị biến chứng tiêm filler vào mạch máu cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bao gồm các bệnh viện và các phòng khám được cấp phép hoạt động theo đúng quy định. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý khác nhau, bệnh nhân cần tuân thủ yêu cầu điều trị để có được hiệu quả tốt nhất.
Xử lý biến chứng filler không quá khó nhưng đòi hỏi chúng ta phải nắm được nguyên nhân gây ra biến chứng và có một quy trình chuẩn chỉnh. Đặc biệt là phải có sự đồng hành của bác sĩ chuyên khoa có tay nghề. Vậy nên, nếu bạn đang muốn tiêm filler thì nhất định phải tìm hiểu thật kỹ, lường trước những biến chứng thẩm mỹ có thể xảy ra.
Trong trường hợp bạn muốn thăm khám và điều trị biến chứng tiêm filler vào mạch máu, hãy gọi cho Dr.thaiha qua số máy 096 757 11 66 để được các bác sĩ đầu ngành đưa ra hỗ trợ chi tiết. Trân trọng.